Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 90 - 102)

2.3. Các giải pháp hoàn thiện quy định về biện pháp tƣ pháp bắt buộc

2.3.3. Các giải pháp khác

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần và

tăng cường cơ sở vật chất hiện đại, bảo đảm điều kiện hoạt động giám định tư pháp, tránh tình trạng sai lầm, mâu thuẫn trong việc giám định pháp y tâm

Để xác định được trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với tổ chức giám định pháp y tâm thần. Giám định pháp y tâm thần là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn nhất định không những đòi hỏi người trực tiếp thực hiện việc giám định phải có trình độ chuyên môn sâu về tâm thần học mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, góp phần đảm bảo cho việc giám định được chính xác, khách quan. Ngoài ra các trang thiết bị hiện đại còn giúp cho các giám định viên có thể theo dõi được diễn biến của bệnh, cũng như có khả năng phát hiện được những trường hợp giả mạo bị bệnh tâm thần nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Tuy nhiên, hiện nay ở các tổ chức giám định pháp y tâm thần thì tình trạng chung là cơ sở vật chất phục vụ cho việc giám định còn chưa đầy đủ, đã lỗi thời, lạc hậu dẫn đến kết quả giám định chưa thật sự chính xác, đòi hỏi sự quan tâm của cơ quan có thẩm quyền trong việc đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cần thiết cho các tổ chức giám định pháp y tâm thần nhằm tạo điều kiện cho quá trình giám định được tiến hành nhanh chóng, chính xác, giúp cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ hai, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định pháp y tâm thần

đủ cả về số lượng và chất lượng, trong đó cần chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giám định pháp y tâm thần.

Kết quả giám định pháp y, pháp y tâm thần là căn cứ rất quan trọng trong quá trình tố tụng để xác định một người có tội hoặc không có tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện, cũng như để xác định họ có phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt hay không? Chính vì vậy, cần thiết phải có đội ngũ giám định viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp tham

gia quá trình giám định. Tuy nhiên hiện nay số lượng, chất lượng giám định viên còn hạn chế, nhiều trường hợp giám định viên còn giám định không chính xác về tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của người được giám định. Vì vậy, phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên theo hướng thường xuyên tổ chức các lớp học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giám định, đưa đi đào tạo ở các nước phát triển về tâm thần học hoặc mời các chuyên gia của nước ngoài sang hướng dẫn, đào tạo. Bên cạnh đó, các tổ chức giám định pháp y tâm thần cũng cần bổ sung nhiều quy trình, quy chế, siết chặt công tác khám, chữa bệnh, thường xuyên tuyền truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan cho các giám định viên nói riêng và các y, bác sĩ khác nói chung để nâng cao hiệu quả, chất lượng giám định.

Thứ ba, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về tâm thần học, quy định của

pháp luật có liên quan, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng để theo dõi, giám sát, khắc phục dần tình trạng giám định viên lợi dụng sự thiếu hiểu biết về giám định pháp y, pháp y tâm thần của người tiến hành tố tụng để tự quyết định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Quá trình tố tụng hình sự là một quá trình phức tạp, trong đó việc xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là một trong những yếu tố rất quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn về pháp luật, nghiệp vụ giải quyết các vụ án hình sự còn đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có những kiến thức cơ bản về tâm thần học để từ đó có thể sớm phát hiện những trường hợp có sự nghi ngờ về những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự góp phần giải quyết vụ án hình sự một cách kịp thời, chính xác. Hơn nữa, trong thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng các tổ chức

giám định pháp y tâm thần đưa ra kết luận giám định khác nhau về cùng một trường hợp (ví dụ như ở phiên tòa phúc thầm lần 2 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai phải hoãn xử vì cùng một người nhưng lúc được xác định là rối loạn tâm thần cấp dạng phân liệt, không đủ trách nhiệm hành vi, lúc thì xác định là có năng lực nhận thức về hành vi nhưng bị hạn chế về nhận thức do bệnh), gây ra những khó khăn, lúng túng cho người tiến hành tố tụng nếu không nắm được những kiến thức cơ bản về tâm thần học, dẫn đến việc khi giải quyết vụ án người tiến hành tố tụng không biết phải căn cứ vào kết luận giám định nào để giải quyết vụ án hoặc gây khó khăn trong định hướng xử lý khi kết luận giám định khác nhau.

Khác với các ngành luật khác, ở luật hình sự thì người phạm tội có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt, người phạm tội có thể bị tước bỏ quyền tự do, quyền chính trị, thậm chí cả quyền sống… cho nên việc người tiến hành tố tụng chỉ có những kiến thức chuyên môn về luật hình sự là chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, việc người tiến hành tố tụng được cung cấp, tự trau dồi các kiến thức pháp luật có liên quan, đạo đức nghề nghiệp là việc làm cần thiết để đảm bảo vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan, chính xác, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì vậy, bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phải nâng cao kiến thức về tâm thần học, quy định của pháp luật có liên quan, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng

Thứ tư, để ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội của người bị

tâm thần, hạn chế hoặc mất nhận thức, khả năng điều khiển hành vi gây ra, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp như khi phát hiện người thân có dấu hiệu của bệnh tâm thần thì gia đình cần sớm đưa đến các cơ sở y tế, theo dõi chặt chẽ người bệnh, tránh gây kích động, hoặc để người bệnh tiếp xúc những công cụ có khả năng gây sát thương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương

cũng cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, quan tâm đến những người mắc bệnh trên địa bàn. Quy định pháp luật cần phải được sửa đổi, bổ sung để quản lý, cũng như bắt buộc chữa bệnh đối với những người mới bắt đầu có biểu hiện bệnh tâm thần.

Thứ năm, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia

trên thế giới về lập pháp hình sự

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội và hội nhập khu vực, quốc tế như hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự với các quốc gia trên thế giới là việc làm cần thiết. Qua đó, giúp chúng ta không những tiếp thu được những thành tựu, nội dung tiến bộ của các nước trên thế giới, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước mà còn tránh được những thiếu sót, hạn chế mà các nước đã trải qua, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Bên cạnh những quy định khác của Bộ luật hình sự thì sau khi nghiên cứu, tìm hiểu quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, tác giả đã cho thấy những hạn chế, thiếu sót của quy định này. Do đó, phải tiếp tục nghiên cứu các quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới liên quan đến chế định bắt buộc chữa bệnh để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế định này, góp phần hoàn thiện biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự nước ta.

Thứ sáu, một trong những vấn đề còn tranh cãi, gây khó khăn, lúng

túng cho cơ quan tiến hành tố tụng là làm thế nào khi có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định pháp y tâm thần về cùng một trường hợp? Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này cần phải tiến hành giám định lại nhưng giám định lại thì giám định đến bao nhiêu lần thì không giám định nữa? Và cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào kết luận giám định nào để giải quyết vụ án hình sự thì hiện tại pháp luật chưa quy định. Tác giả cho rằng trong trường hợp có nhiều kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần về cùng một trường hợp

giữa các tổ chức giám định có mâu thuẫn với nhau thì cơ quan tiến hành tố tụng không căn cứ vào kết luận giám định nào cả mà cần phải tiến hành trưng cầu giám định ở tổ chức giám định cao hơn để có được một kết luận giám định chính xác nhất.

Bên cạnh đó, để tránh sự mâu thuẫn giữa các kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần gây bức xúc trong dư luận thì pháp luật phải quy định chặt chẽ hơn các quy trình, quy chế giám định đồng thời phải có cơ chế giám sát của cơ quan chức năng để đảm bảo cho việc giám định được chính xác, khách quan.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trên tinh thần Nghị quyết số: 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động tư pháp đã có nhiều tiến bộ; nhiều quy định của pháp luật về các lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, thi hành án, luật sư, công chứng, giám định tư pháp đã được sửa đổi, bổ sung theo đúng chủ trương, định hướng lớn nêu trong Chiến lược cải cách tư pháp trong đó nổi bật nhất chính là sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Có thể nói, sự ra đời của Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, thực hiện các quy định pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để xử lý đối với người phạm tội nói chung và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có năng lực trách nhiệm hình sự nói riêng. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 còn có những hạn chế nhất định gây khó khăn cho việc áp dụng, thực hiện trên thực tế, nhất là quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015. Chính vì vậy, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách đồng bộ, có hệ thống các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng, tính hiệu quả của các quy định của Bộ luật hình sự nói chung và quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nói riêng.

Qua đề tài “biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015”, tác giả muốn đưa đến một cái nhìn rõ ràng, cụ thể về lý luận biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, mục đích đồng thời có sự tìm hiểu, nghiên cứu biện pháp này với các quốc gia trên thế giới, cũng như trong từng giai đoạn phát triển của đất nước nhằm làm nổi bật những nét đặc trưng của biện pháp này. Qua đó, cho thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự, cũng như trong công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hiện nay. Để làm rõ bản chất, căn cứ, điều kiện, mục đích áp dụng và cách thức áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các quy định của pháp luật về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh không những trong bộ luật hình sự mà còn Bộ luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng biện pháp này. Để tìm hiểu việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trên thực tế, tác giả đã tìm đến các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường tín, Hà Nội) để làm cơ sở lý luận cho luận văn này.

Qua việc tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng việc áp dụng quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan khác có liên quan còn nhiều bất cập, khó khăn. Qua nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật, cũng như các nguyên nhân, công tác quản lý, cách thức tổ chức và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ở các cơ quan trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhất định để nhằm hoàn thiện quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Khi Bộ luật hình sự 2015 được ban hành thì quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được tác giả rất quan tâm và trong quá trình tìm hiểu tác

giả đã nhận ra được những hạn chế nhất định nên đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu để góp phần hoàn thiện Bộ luật hình sự. Luận văn này đã phần nào phản ánh quá trình tìm tòi, nghiên cứu của tác giả trong thời gian vừa qua và trong phạm vi thời gian cùng giới hạn khả năng, nhận thức của mình, tác giả nhận thấy rằng sẽ còn nhiều những hạn chế, thiếu sót cần phải hoàn thiện nhiều hơn. Càng tìm hiểu, nghiên cứu sâu về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh giúp tác giả hiểu biết hơn về biện pháp này để từ đó đưa ra từng vấn đề, phân tích, đánh giá nhằm góp phần làm rõ những hạn chế, bất cập khi áp dụng biện pháp này trong pháp luật hình sự, để từ đó giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những hành động phù hợp trước hết là thực hiện đúng theo quy định pháp luật hình sự hiện hành, tiến tới hoàn thiện quy định Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp này trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự và trong công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Và cuối cùng với công trình nghiên cứu của mình, tác giả hi vọng sẽ góp phần hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong thực tiễn của cơ quan tiến hành tố tụng một cách khách quan, chính xác, đảm bảo quyền và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)