1.3. Sự phát triển của Luật hình sự Việt Nam về biện pháp tƣ pháp bắt
1.3.2. Giai đoạn từ 1985 đến khi ban hành Bộ luật hình sự 1999
Sau khi đất nước được thống nhất, một mặt Đảng, Nhà nước ta khẩn trương tiến hành các biện pháp để khắc phục thiệt hại của chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước, mặt khác Đảng và Nhà nước ta phải đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ chế độ còn non trẻ. Cho nên, pháp luật hình sự được coi như là công cụ không thể thiếu để bảo vệ chế độ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, việc pháp điển hóa pháp luật hình sự rất được chú trọng trong giai đoạn 1982 đến 1986 và kết quả là Bộ luật hình sự 1985 được Quốc Hội thông qua ngày 27/06/1985, đây là bộ luật hình sự đầu tiên xác định tội pham và hình phạt. Bộ luật hình sự năm 1985 được xem như là bản tổng kết sâu sắc thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của nước ta thời kỳ đó. Bên cạnh đó, qua từng giai đoạn phát triển nhất định của đất nước thì Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật hình sự để sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 (các văn bản luật hình sự được ban hành vào các năm 1989, 1991,1992 và 1997) để phù hợp với thời kỳ mới, để bắt kịp sự phát triển của đất nước, cũng như để điều chỉnh pháp lý hình sự của các quan hệ xã hội đang tồn tại và đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Khái niệm về tội phạm lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật hình sự năm 1985, cụ thể tại Điều 8 quy định:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa”. Bên cạnh đó, Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định về biện
pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng với những trường hợp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự, cụ thể:
“1. Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm
tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng nói ở khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự. 3. Người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh
khác thì không được miễn trách nhiệm hình sự”.
Khác với các giai đoạn trước đây, sau khi pháp điển hóa lần thứ nhất thì việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đã được Bộ luật hình sự năm 1985 quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Bộ luật hình sự 1985 đã xác định rõ các điều kiện để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bao gồm 02 điều kiện: Bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác và mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Hơn nữa quy định pháp luật cũng đã cho thấy không phải cứ thỏa mãn 02 điều kiện nêu
trên, được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án thì lâm vào tình trạng tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi đã áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Mặt khác, thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” lần đầu được ghi nhận trong Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự đã dành một chương riêng để quy định các biện pháp tư pháp, trong đó, biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định chặt chẽ ở Điều 35 và Điều 36 Bộ luật hình sự năm 1985, cụ thể: “Điều 35. Bắt buộc chữa bệnh. 1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh như đã quy định ở khoản 1 Điều 12, thì tuỳ theo giai đoan tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị
chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nếu thấy không cần thiết phải đưa vào
một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người bảo
lĩnh trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.2. Đối
với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự. 3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới
mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi
khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có những lý do khác để được miễn chấp hành hình phạt.
Điều 36. Thời gian bắt buộc chữa bệnh. Căn cứ vào kết luận của cơ quan điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh nói ở điều 35 đã khỏi hoặc bệnh trạng đã giảm, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”.
Như vậy, Bộ luật hình sự 1985 đã quy định rất rõ về thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong từng giai đoạn tố tụng, căn cứ để áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, thời gian, địa điểm…, đã cho thấy tầm quan trọng của biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cho thấy tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước ta và chất lượng lập pháp của nước ta ở thời kỳ đó.
Với sự phát triển nhanh chóng đất nước, để phù hợp với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập quốc tế. Trước tình hình thế giới nhiều biến đổi, Nhà nước ta xem việc pháp điển hóa pháp luật hình sự lần 2 là một nhiệm vụ quan trọng và đến ngày 21/12/1999, Quốc Hội đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999. Mặt khác, để bắt kịp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, để đối phó với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và tinh vi đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, Nhà nước ta đã ban hành Luật hình sự năm 2009 để sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. Nhiều chế định trong Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung nhưng nhìn chung các quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự năm 1999 được kế thừa gần như toàn bộ quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự năm 1985. Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định tại Điều 13, 43 và 44 Bộ luật hình sự 1999. Điểm khác biệt về quy định