Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 87 - 90)

2.3. Các giải pháp hoàn thiện quy định về biện pháp tƣ pháp bắt buộc

2.3.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Thứ nhất, tại Điều 449 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 áp dụng biện

pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra quy định: “Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp

sát cùng cấp để xem xét, quyết định…”. Như vậy, điều luật chỉ quy định Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định. Trong khi Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền trưng cầu giám định pháp y tâm thần (quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự 2015), nếu kết luận giám định xác định người có hành vi phạm tội bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì có đề nghị Viện kiểm sát áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh như Cơ quan điều tra hay không? Từ các điều luật và nhận định nêu trên. Theo quan điểm của tác giả cần phải bổ sung cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc cán bộ của cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra vào điều luật đã phân tích như trên để áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự một cách thống nhất, đạt hiệu quả cao, nâng cao vai trò của các cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm một cách có hiệu quả.

Thứ hai, Về thẩm quyền áp dụng biện pháp Bắt buộc chữa bệnh theo

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại Khoản 2, Điều 447: “Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành

án”.

Với quy định này, thẩm quyền của cơ quan tố tụng theo các giai đoạn tố tụng, không phân ra 03 nhóm đối tượng như Bộ luật hình sự năm 2015: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 (mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình); người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức

mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Đây là điểm chưa đồng nhất quy định về thẩm quyền áp dụng Biện pháp Bắt buộc chữa bệnh giữa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Bộ luật hình sự năm 2015. Vẫn biết rằng cơ quan tiến hành tố tụng khi ra một quyết định tố tụng phải căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng giữa các lời văn của các Bộ luật có liên quan đến nhau không thể có những ý mâu thuẫn, hoặc không thống nhất với nhau sẽ gây lúng túng cho cơ quan tố tụng khi áp dụng pháp luật. Theo tác giả cần phải bổ sung quy định về các đối tượng cần được áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015 vào quy định tại Khoản 2, Điều 447 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau: “Căn cứ vào kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sư; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự; người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Thứ ba, đối với việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy

định tại Điều 49 của Bộ luật hình sự năm 2015: Thực tiễn áp dụng pháp luật có nhiều trường hợp bị can bị bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, tâm thần do rối loạn cảm xúc…, hoặc các bệnh hiểm nghèo khác như bệnh ung thư, bị

nhiễm HIV…, và theo kết luận giám định pháp y thì bị can bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, cần phải điều trị. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động tố tụng như lấy lời khai, hỏi cung…, đối với họ là không đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo trong việc giải quyết vụ án hình sự.

Như quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 229 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm ngh o thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước

khi hết thời hạn điều tra”. Ở trường hợp này thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết

định tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra vụ án hình sự và giao bị can cho gia đình quản lý, điều trị, vì đây không thuộc trường hợp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo Khoản 2, Điều 49 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị can không có người thân, Cơ quan điều tra không biết giao bị can cho ai trong khi vụ án đang được tạm đình chỉ hoặc bị can có người thân thích nhưng không có khả năng quản lý hoặc điều kiện kinh tế để đưa bị can đi điều trị bệnh dễ dẫn đến bị can thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần mở rộng đối tượng áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh không chỉ là các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 49 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà áp dụng cả các đối tượng là người bị bệnh hiểm nghèo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)