Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 40 - 44)

1.3. Sự phát triển của Luật hình sự Việt Nam về biện pháp tƣ pháp bắt

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự

1985

Nội dung của biện pháp tư pháp nói chung và biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nói riêng mặc dù trong pháp luật hình sự thực định của Việt Nam thời kỳ trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất từ năm 1945 đến năm 1985 vẫn chưa được các nhà làm luật ghi nhận về mặt lập pháp. Nhưng từ sau pháp điển hóa lần thứ nhất luật hình sự Việt Nam với việc thông qua bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam (Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây), thì thuật ngữ: “biện pháp tư pháp” mới được thể hiện trong pháp luật hình sự thực định của nước ta. Cũng như các ngành luật khác, luật hình sự Việt Nam luôn mang tính kế thừa, tiếp thu những thành tựu đã đạt được trong các quy định về biện pháp tư pháp nói chung và biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nói riêng của luật hình sự cũ, để từ đó phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu làm cho luật hình sự ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn. Trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, luật hình sự năm 1972 có quy định về “nguyên cớ vô trách nhiệm”, tức là luật hình sự năm 1972 đã quy định trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo đó, “can phạm chỉ có trách nhiệm khi nào có tri

thức và có tự do” [31, tr.27,28]. Như vậy, một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình khi người đó có đầy đủ cả hai yếu tố là tri thức và tự do, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó hoặc thiếu cả hai thì mặc nhiên là người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tri thức: Bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục [54]. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành hoặc có thể là những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống [54]. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận [54]. Vì vậy, có thể hiểu tri thức ở đây là việc một người có đủ khả năng để phân biệt được hành vi của mình là đúng hay sai, là nên làm hay không nên làm để từ đó quyết định xử sự cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Chính vì họ nhận thức được hành vi mà mình đã, đang thực hiện cho nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do hành vi của mình gây ra. Và ngược lại nếu như họ không nhận thức được hành vi của mình đang thực hiện là đúng hay là sai, nên làm hay không nên làm thì có nghĩa là họ đã mất đi khả năng nhận thức của mình cho nên khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm gây hậu quả nguy hại cho xã hội thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình [55]. Trong chính trị, tự do bao gồm các quyền tự do xã hội và tự do chính trị mà tất cả các thành viên cộng đồng xã hội được hưởng và là tự do dân sự [55]. Nói chung, tự do được hiểu như là một quyền lợi, là sự khác biệt rõ ràng với trạng thái hoặc khả năng tự do, trong đó chủ yếu, nếu không phải là độc nhất, tình trạng tự do là khả

năng tự quyết, làm theo một ý chí và điều gì có quyền làm [55]. Trong hình sự thì tự do như khả năng điều khiển hành vi của chủ thể mà ở đó chủ thể đó tự quyết định, hành động theo ý chí của mình mà không chịu sự chi phối bởi các yếu tố bên ngoài.

Như vậy, tuy chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể nhưng luật hình sự năm 1972 đã thừa nhận những người không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là người không có năng lực trách nhiệm hình sự và họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.

Mặt khác, ở miền Bắc Việt Nam, sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, với một đất nước còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, cũng như điều kiện đất nước còn khó khăn cho nên hệ thống các văn bản pháp luật hình sự thực định Việt Nam chưa có sự phân chia rõ ràng giữa các quy phạm Phần chung và Phần riêng. Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 1945 đến 1955, đây là thời điểm đất nước mới thành lập, tuy vậy Nhà nước ta đã ban hành một số Sắc lệnh, Thông tư đầu tiên của chính quyền Cách mạng và đây cũng chính sự khởi nguồn của các văn bản quy phạm xây dựng pháp lý hình sự đã định hướng cho sự phát triển những cơ sở hệ thống pháp luật hình sự thực định mới trong thời kỳ này là cho phép sử dụng các văn bản pháp luật của chế độ cũ (nhưng không thừa nhận án lệ) để phù hợp với thể chế thời đó. Trong giai đoạn 1955 đến 1985, pháp luật hình sự nhà nước ta tuy có đổi mới bằng các đạo luật, sắc lệnh…. nhưng cũng chưa có sự phân định rõ ràng giữa các văn bản liên quan đến quy phạm Phần chung mà chủ yếu chỉ là các văn bản liên quan đến quy phạm Phần riêng luật hình sự. Chính vì vậy mà vấn đề trách nhiệm hình sự chưa được pháp luật hình sự đề cập rõ ràng, cụ thể nhưng trên tinh thần nhân đạo, khoa học thì nhà nước ta

cũng đã có những văn bản pháp luật cho thấy sự phân biệt giữa những người phạm pháp trong tình trạng tỉnh táo với những người phạm pháp khi không có ý thức, theo đó những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có ý thức thì không bị truy tố trước Tòa án. Một trong những văn bản pháp luật thể hiện quan điểm của pháp luật hình sự nhà nước ta đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó là Thông tư 2795-HCTP ngày 12/12/1956 quy định về một số điểm cụ thể trong công tác giám định pháp y, theo đó: “I.

TRƯỜNG HỢP CẦN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y: Nói chung cần chưng cầu sự

giám định pháp y, khi nào cần đến nhà chuyên môn pháp y để giúp đỡ công an và tòa án nhận xét trong những trường hợp tình nghi có sự phạm pháp hoặc nhận xét trách nhiệm của can phạm để định tội, lượng hình cho đúng.

Như những trường hợp sau đây: c) Người phạm pháp tình nghi có bệnh

điên”.

Như vậy, quy định này cho thấy sự tương đồng, mang tính kế thừa của chế định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự hiện hành. Quy định này đã cho thấy quan điểm của pháp luật hình sự nước ta thời điểm đó về lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khi có sự nghi ngờ một người phạm pháp bị bệnh điên thì sẽ tiến hành giám định để xác định người đó là có tội hay không có tội. Ở đây, bệnh điên được hiểu là một tình trạng bệnh lý về tâm thần, mất năng lực tự chủ và năng lực kiềm chế hành vi, thường có những hành động quá khích. Khi một người bị bệnh điên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là họ đang không ở trong tình trạng tỉnh táo, hành vi mà họ thực hiện xuất phát từ bệnh của họ, họ không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển được hành vi của mình để từ đó chống đối với xã hội, gây thiệt hại cho xã hội.

Tóm lại, trong giai đoạn tháng 08/1945 đến trước khi ban hành bộ luật hình sự 1985, pháp luật hình sự nước ta chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa

phần chung và phần riêng. Và tuy chỉ mới ra đời, các chế định hình sự chưa được quy định cụ thể, rõ ràng nhưng hệ thống pháp luật hình sự ở cả hai miền Nam, Bắc đã thể hiện sự tiến bộ, nhân đạo khi không đồng nhất giữa những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trạng thái tỉnh táo với những người không trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (không nhận thức và không làm chủ được hành vi). Nói cách khác, vấn đề trách nhiệm hình sự và lỗi đã được thể hiện thông qua tinh thần của các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)