hình sự 1985 ở thời gian bắt buộc chữa bệnh. Nếu như Bộ luật hình sự 1985 xem “bệnh trạng đã giảm”, tức là bệnh chưa khỏi hoàn toàn là một trong những căn cứ để Tòa án hoặc Viện kiểm sát đình chỉ việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Bộ luật hình sự 1999 coi việc “khỏi bệnh” là căn cứ duy nhất để Tòa án hoặc Viện kiểm sát đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Quy định này cho thấy tính chặt chẽ của Bộ luật hình sự 1999 so với Bộ luật hình sự 1985, giúp ngăn chặn tình trạng tùy tiện, lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong khi áp dụng pháp luật, cũng như thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nhà nước ta đối với những người bị áp dụng biện pháp tư phát bắt buộc chữa bệnh, theo hướng tạo điều kiện cho những người này được điều trị, chăm sóc đến khi bệnh đã hoàn toàn được chữa khỏi.
Có thể nói, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn trước khi pháp điển hóa lần thứ 1. Các quy định của pháp luật hình sự được quy định thống nhất trong Bộ luật hình sự, do một cơ quan duy nhất ban hành là Quốc Hội, và cũng là lần đầu tiên các quy định, cũng như thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” được ghi nhận. Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh lần đầu được quy định với những điều kiện, thầm quyền, cách thức áp dụng…, cụ thể, rõ ràng góp phần hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và việc pháp điển hóa lần thứ 2 với sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1999 hầu như kế thừa toàn bộ quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, đây là một sự khẳng định cho tính hiệu quả, sự phù hợp của việc áp dụng biện pháp này trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
1.4. Quy định của một số quốc gia về biện pháp tƣ pháp bắt buộc chữa bệnh chữa bệnh
Nếu như trước đây, đất nước chúng ta còn nghèo nàn, lạc hậu trên mọi phương diện do việc tiếp cận với những tiến bộ về y học, pháp luật, khoa học – kỹ thuật…, ở các quốc gia trên thế giới rất khó khăn thì trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay khoảng cách đó đang dần được thu hẹp lại. Chúng ta có thể dễ dàng đi nghiên cứu, học tập, làm việc tại các trường học, cơ quan, tổ chức ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, từ đó tiếp thu, học hỏi được những kinh nghiệm, sự tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống để góp phần phát triển đất nước. Trong các lĩnh vực đó thì pháp luật là một trong lĩnh vực quan trọng nhất, pháp luật điều chỉnh mọi vấn đề trong xã hội. Một nền pháp luật văn minh, hiện đại sẽ là tiền để cho sự pháp triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu so sánh pháp luật Việt Nam với các quốc gia phát triển trên thế giới thì pháp luật Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới nhằm tránh những hạn chế mà pháp luật các nước đang gặp phải để hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều rất cần thiết. Có rất nhiều vấn đề pháp luật cần phải nghiên cứu hoàn thiện nhưng trong phạm vi đề tài tác giả chỉ nói đến quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Khi tìm hiểu quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, tác giả đã tìm đọc rất nhiều các tài liệu liên quan đến pháp luật hình sự các nước trên thế giới, nhưng nhìn chung pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới không quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nhưng lại có quy định tuy khác về tên gọi nhưng lại tương tự như biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong pháp luật hình sự Việt Nam về vai trò, tính chất, mục đích như: Bộ luật hình sự của Nga, Trung Quốc, Thủy Điển, Tây Ban Nha…
Trong Bộ luật hình sự của Nga có quy định về biện pháp cưỡng chế có tính chất y học tương tự như biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ
luật hình sự của Việt Nam, điểm khác so với Việt Nam là về vấn đề này Bộ luật hình sự của Nga quy định thành một chương riêng với 08 Điều luật [31, tr.29]. Điều này cho thấy tầm quan trọng đối với việc xử lý người không có năng lực trách nhiệm hình sự trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự của Nga. Đây cũng là điều rất dễ hiểu bởi việc người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là một trong những trường hợp đặc biệt trong hình sự, trong đó ranh giới giữa không có tội và có tội rất mong manh nếu quy định thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội có thể lấy việc mình bị bệnh tâm thần làm cái cớ để chối bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Trong bộ luật hình sự của Nga biện pháp này được áp dụng đối với người thực hiện hành vi quy định tại phần riêng của Bộ luật hình sự khi không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sau khi phạm tội mà mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi [31, tr.30]. Nhưng điểm đặc biệt của Bộ luật hình sự của Nga so với biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh của Bộ luật hình sự Việt Nam đó là biện pháp an ninh còn được áp dụng đối với người phạm tội trong tình trạng nghiện rượu hay nghiện ma túy. Đây là một quy định rất tiến bộ, rất triệt để của Bộ luật hình sự của Nga nhằm mục đích phòng ngừa trước khả năng những người nghiện rượu, nghiện ma túy có thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong cơn “say”, không để những người này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây hậu quả rồi mới xử lý họ. Thiết nghĩ trong thời gian tới các nhà làm luật của Việt Nam sẽ nghiên cứu vấn đề này để đưa vào Bộ luật hình sự, bởi việc người uống rượu bia, sử dụng ma túy dẫn đến say thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến gây ra nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, pháp luật không quy định những biện pháp cần thiết để ngăn chặn trước khi những người này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, chỉ
đến sau khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì mới áp dụng những chế tài như áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ. Điều này cho thấy sự bị động của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc phòng ngừa những khả năng gây nguy hại cho xã hội. Tác giả cho rằng việc pháp luật hình sự quy định các biện pháp hạn chế nhất định đối với những người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, người nghiện rượu, bia, ma túy là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay, sẽ góp phần triệt để hơn trong việc phòng ngừa khả năng gây ra thiệt hại cho xã hội của những người này.
Trong hệ thống pháp luật hình sự của Tây Ban Nha cũng có quy định áp dụng các biện pháp cưỡng chế về hình sự (không được coi là một hình phạt) nhằm ngăn chặn tội phạm mới. Các biện pháp cưỡng chế hình sự này được quy định là biện pháp an ninh tại phần 04 quyển 01 của Bộ luật hình sự Tây Ban Nha năm 1995. Trong đó Bộ luật hình sự quy định 03 biện pháp là biện pháp đưa vào một cơ sở tâm thần, biện pháp đưa vào một cơ sở phục hồi và biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đặc biệt [31, tr.30].
Nếu như Bộ luật hình sự của Nga và Tây Ban Nha có những điểm khác về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự của Việt Nam thì Bộ luật hình sự của Thủy Điển có những điểm tương đồng với Việt Nam. Theo đó, việc xem xét các điều kiện cần thiết để đưa người phạm tội bị bệnh tâm thần vào cơ sở điều trị bệnh thuộc thẩm quyền của Tòa án, cụ thể Điều 3 Bộ luật hình sự Thủy Điển quy định: Tòa án có thể xem xét điều kiện tâm thần, hoàn cảnh cá nhân cụ thể để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở điều trị tâm thần cùng với việc hạn chế tự do và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội do ảnh hưởng của rối loạn tâm thần nghiêm trọng và hành vi phạm tội của họ không giới hạn bị áp dụng phạt tiền, đó là đưa vào cơ sở chăm sóc đặc biệt [31, tr.30]. Mặt khác, Bộ luật hình sự Thủy
Điển còn căn cứ vào mức độ bệnh của người tâm thần để xử lý như quy định trường hợp người mắc bệnh tâm thần ở mức độ cao thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với những người thuộc trường hợp này, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp điều tra đặc biệt để tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng người cũng như không để một người lợi dụng bệnh tâm thần để trốn tránh sự trừng trị của pháp luật. Bên cạnh những điểm tương đồng trong việc đưa người bị bệnh tâm thần vào cơ sở điều trị để chữa bệnh thì Bộ luật hình sự Thủy Điển cũng cho thấy quan điểm khác biệt so với Bộ luật hình sự Việt Nam. Nếu như Bộ luật hình sự Thủy Điển xem việc đưa người bị bệnh tâm thần vào cơ sở chăm sóc đặc biệt là một hình phạt được quy định trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với người bị bệnh tâm thần, thì Bộ luật hình sự Việt Nam lại không coi biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là một hình phạt trong hệ thống hình phạt mà được coi là một trong những biện pháp tư pháp. Bộ luật hình sự Việt Nam quy định thẩm quyền đưa người bị bệnh tâm thần vào cơ sở điều trị không chỉ thuộc về Tòa án mà tùy vào từng giai đoạn giải quyết vụ án thì thẩm quyền này còn thuộc về Viện kiểm sát và để quyết định đưa một người vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh thì Tòa án hoặc Viện kiểm sát phải căn cứ vào kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần.
Trong pháp luật hình sự của Đức, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần sẽ được áp biện pháp gọi là biện pháp lưu trú trong bệnh viện tâm thần. Biện pháp lưu trú trong bệnh viện tâm thần là một trong các biện pháp xử lý cải thiện và đảm bảo an toàn được quy định trong Bộ luật hình sự của Đức [31, tr.30]. Không giống như Bộ luật hình sự Thủy Điển, biện pháp này không nằm trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự Đức mà là một trong những biện pháp cưỡng chế về hình sự riêng biệt có mục đích cải thiện tình trạng bệnh của người bị bệnh tâm thần cũng như
đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đây chính là điểm tương đồng của Bộ luật hình sự Đức so với Bộ luật hình sự Việt Nam, tuy khác nhau về tên gọi nhưng đều hướng đến mục đích nhân đạo là chữa trị cho người bị bệnh tâm thần và phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho xã hội. Để quyết định áp dụng biện pháp xử lý này Tòa án không chỉ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi đã thực hiện mà còn căn cứ vào hậu quả của các hành vi đã được tiên lượng trước cũng như mức độ của sự nguy hiểm đến từ phía người phạm tội. Có thể nói đây là một biện pháp hạn chế sự tự do của con người, ở một đất nước văn minh, đề cao quyền con người, quyền công dân như nước Đức thì việc Tòa án phải rất cẩn trọng, cân nhắc, đánh giá, căn cứ vào nhiều yếu tố trước khi áp dụng biện pháp này đối với người bị bệnh tâm thần.
Trong bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa các quy định, biện pháp cưỡng chế về hình sự được áp dụng đối với người bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng có những điểm tương đồng với Bộ luật hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Bộ luật hình sự Việt Nam quy định là một trong những biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nằm trong hệ thống biện pháp tư pháp thì Bộ luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại không có bất cứ một điều luật nào quy định về biện pháp tư pháp giống như Bộ luật hình sự Việt Nam, các quy định về biện pháp cưỡng chế về hình sự trong Bộ luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa mặc dù có gần như tương đồng với biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự Việt Nam nhưng lại không có tên gọi cụ thể và nằm rải rác ở trong phần chung của Bộ luật hình sự. Theo Điều 15 Bộ luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hòa quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng người nhà hoặc người bảo lãnh phải tăng
Có thể nói quy định trên nhiều nét giống như quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh Bộ luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên điểm khác biệt so với Bộ luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định mở rộng hơn phạm vi đối tượng áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, không chỉ người bị bệnh tâm thần mà còn người bị bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Hơn nữa bộ luật hình sự còn quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thuộc về Tòa án hoặc Viện kiểm sát tùy vào từng giai đoạn giải quyết vụ án và người bệnh bắt buộc phải được đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nhà nước có trách nhiệm điều trị bệnh, chi trả mọi chi phí trị bệnh (tiền viện phí, tiền thuốc và các chi phí khác phục vụ cho việc chữa bệnh) cho người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi [31, tr.31]. Còn Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì trách nhiệm theo dõi, chữa bệnh cho người bệnh thuộc về người nhà của họ hoặc người bảo lãnh cho họ. Sự khác biệt này cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam và trách nhiệm của nhà nước Việt Nam đối với công dân của mình. Ở nước Việt Nam, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng bình thường hay trong tình trạng mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự thì đều có những biện pháp, chế tài cụ thể, rõ ràng để xử lý mặc dù hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra là như nhau. Tính nhận đạo của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ nhất là đối với những người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng