việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Những khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng theo tác giả chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trên thực tiễn đã có nhiều vụ án cố ý gây thương tích, giết
người…, xảy ra do nhiều gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc đến người bệnh, thậm chí nhiều gia đình còn có biểu hiện che giấu việc người thân của mình có dấu hiệu mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Hơn nữa khi áp dụng các biện pháp bắt buộc đưa người bệnh đến các trung tâm, tổ chức có thẩm quyền chữa trị, do gia đình không đủ kinh tế, hoặc cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền địa phương quản lý, trong khi chính quyền địa phương không đủ điều kiện để theo dõi, quản lý.
Thứ hai, xuất phát từ tính nhân đạo của Bộ luật hình sư như miễn trách
pháp bắt buộc chữa bệnh để trốn tránh trách nhiệm về những hành vi, hậu quả mà họ gây ra. Bên cạnh đó, giám định pháp y tâm thần hạn chế công tác giám định pháp y tâm thần vẫn còn tồn tại nhưng hạn chế, yếu kém. Giám định pháp y tâm thần là một quá trình phức tạp nhưng hiện nay số lượng các giám định viên không nhiều, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, số lượng các đơn vị có thẩm quyền giám định pháp y tâm thần còn ít (hiện cả nước có 05 đơn vị), trang thiết bị phục vụ công tác giám định chưa đảm bảo được việc theo dõi, chẩn đoán bệnh. Hiện nay, để chẩn đoán bệnh bên cạnh các thiết bị máy móc thì chủ yếu các giám định viên đều phải trực tiếp theo dõi các hành động của bệnh nhân. Việc theo dõi như vậy là rất khó khăn trong việc phân biệt được thật giả, bởi nếu được chỉ điểm thì họ có thể qua mặt các giám định viên. Chính vì vậy mà những người thực hiện hành vi phạm tội hoặc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa có biện
pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của những người bị bệnh tâm thần. Đối với những trường hợp tương tự như trường hợp Hoàng Nhất Giang nêu trên thì một số người sẽ được đưa đi bắt buộc chữa bệnh sau khi được cơ quan tố tụng xác định là không phải chịu trách nhiệm hình sự. Sau khi sức khỏe ổn định họ lại được trở về với gia đình, xã hội, những người này sẽ tạo nên sự bất an đối với những người xung quanh vì đến một lúc nào đó bệnh của họ có thể tái phát và họ có thể lại thực hiện nhưng hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì việc xác định một người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thuộc trách nhiệm của cơ quan giám định pháp y tâm thần. Trong các giai đoạn tố tụng, giai đoạn nào phát hiện được, hoặc người phạm tội yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn đó ra quyết định
cho xã hội để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Mặc dù Nghị định số 64/2011/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, trong đó, có đề cập việc thi hành biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với người được xác định mắc bệnh tâm thần, nhưng các biện pháp này chỉ áp dụng từ giai đoạn điều tra theo quyết định của cơ quan tố tụng, tức là sau khi các đối tượng đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chính vì vậy mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Nghị định số 64/2011/NĐ-CP không đề cập đến việc bắt buộc người bị tâm thần, người bị hạn chế hoặc mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi đi chữa bệnh khi họ có dấu hiệu của bệnh để ngăn ngừa những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do họ gây ra. Để ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội của người bị tâm thần, hạn chế hoặc mất nhận thức, khả năng điều khiển hành vi gây ra, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp như khi phát hiện người thân có dấu hiệu của bệnh tâm thần thì gia đình cần sớm đưa đến các cơ sở y tế, theo dõi chặt chẽ người bệnh, tránh gây kích động, hoặc để người bệnh tiếp xúc những công cụ có khả năng gây sát thương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, quan tâm đến những người mắc bệnh trên địa bàn. Quy định pháp luật cần phải được sửa đổi, bổ sung để quản lý, cũng như bắt buộc chữa bệnh đối với những người mới bắt đầu có biểu hiện bệnh tâm thần.
Thứ tư, quy định về thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời
gian chấp hành hình phạt tù chưa chặt chẽ, phù hợp… dẫn đến trường hợp bỏ quên việc trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh. Hơn nữa quy định tại Khoản 3, Điều 49 “…Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành
hình phạt tù” dễ gây ra hiểu nhầm. Nếu như Bộ luật hình sự năm 1999 dành
một Điều riêng để quy định về việc trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh vào thời gian chấp hành hình phạt tù nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp Tòa án
đến quyền lợi của người bị kết án như đã nêu ở trên thì với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ gây ra những khó khăn trong việc xử phạt đối với người phạm tội. Bởi theo cấu trúc thì việc quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh tại Khoản 3, Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015 có người sẽ hiểu là chỉ có ý nghĩa áp dụng cho trường hợp quy định riêng tại Khoản 3, Điều 49 nhưng nếu theo lời văn của điều luật thì có quan điểm cho rằng vẫn được khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù cho trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu sau này họ bị xử phạt tù.
Thứ năm, về năng lực, trình độ của những người tiến hành tố tụng liên
quan đến biện pháp bắt buộc chữa bệnh còn hạn chế. Qua những phân tích nêu trên cho thấy sự hạn chế của người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Có thể nói biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một biện pháp mang tính đặc thù có tính chất y học, được áp dụng đối với người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Trong khi những người tiến hành tố tụng không được đào tạo bài bản về những kiến thức tâm thần học, cho nên việc nghi ngờ một người có bị bệnh tâm thần hay không xuất phát từ những nhận định, đánh giá mang tính cá nhân (đối với người này thì sẽ nghi ngờ về tình trạng bệnh nhưng đối với người khác lại không nghi ngờ về tình trạng bệnh của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội).
Quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trên thực tế đã đem lại những kết quả tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, ngừa tội phạm, đồng thời cũng thể hiện được tinh thần nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong việc xử lý đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, giá trị tốt đẹp đã đạt được thì cũng phải nhìn nhận một thực tế là quy định pháp luật về biện pháp tư pháp bắt