1.1.6 .Phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh
1.1.6.2. nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh
Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chếtrong hoạt động kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất cứ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt động nào cũng không thể sử dụng hết tiềm năng sẵn có của DN, đó là khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện ra. Chỉcó phân tích hoạt động kinh doanh của DN mới giúp các nhà
quản lí phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng này giúp cho DN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua đó, các nhà quản lí còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những biện pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quảhoạt động của DN.
Là cơ sở để đềra các quyết định kinh doanh
Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luônđi trước quyết định trong kinh doanh.
Là biện pháp quan trọng đểphòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
Kinh doanh dù trong lĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào đều có rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích dựa trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thểdự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đềra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong DN như phân tích về tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị,… Bên cạnh đó, DN còn phải phân tích các tác động từ bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủcạnh tranh,… Trên cơ sở phân tích các yếu tốbên trong và bên ngoài, doanh nghiệp có thểdự đoán được rủi ro trong kinh doanh có thểxảy ra và đề ra phương pháp phòng ngừa.
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động SXKD là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của một DN. Trình độ sử dụng các nguồn lực có mối quan hệmật thiết với kết quả đầu ra. Cả hai đại lượng này có liên quan đến tất cảcác mặt và chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm, thị trường, qui mô,… sự tác động của các nhân tố đối với mỗi DN hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽcó mứcđộ ảnh hưởng khác nhau.
Có thểchia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: nhân tốbên trong và nhân tốbên ngoài. Vấn đề đặt ra là các DN phải tác động lên các nhân tốnày một cách hợp lí, có hiệu quảlàm cho DN ngày càng phát triển hơn, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy các nhân tốtích cực nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD.