Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế (Trang 36)

1.1.6 .Phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh

1.1.9. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Nguồn vốn của công ty bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dựphòng. -Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền toàn bộtài sản cố định của doanh nghiệp, là những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm thông qua hình thức khấu hao tài sản cố định.

-Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển hết giá trị vào giá thành sản phẩm, sau mỗi chu kỳsản xuất vốn lưu động sẽ được thu hồi dưới hình thái tiền tệ.

-Vốn dự phòng là giá trị các khoản dự phòng được doanh nghiệp lập ra nhằm dự phòng những tổn thất có thể xảy ra trong kinh doanh, phát sinh từ những sự kiện hiện tại có thể làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do sự biến động giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư tài chính và các khoản nợ phải thu khó đòi. Vốn có thể xảy ra trong năm, góp phần bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.

1.1.9.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quảhoạt động SXKD

• Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộsốtiền mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động SXKD từviệc tiêu thụsản phẩm đến cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Trong kinh tế, doanh thu thường được xác định bằng tích của giá bán với sản lượng.

TR=∑ P * Q

Trong đó: TR: Tổng doanh thu P: Gía bán

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa, dịch vụcủa doanh nghiệp. Nói lên quy mô, kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

• Chỉ tiêu chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kì đểtiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất của chi phí là mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng,… hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ,… Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

TC = FC + VC

Trong đó: TC: Tổng chi phí FC: Chi phí cố định

VC: Chi phí biến đổi

• Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp biết được mục tiêu đề ra hay là kế hoạch có đạt được hay không. Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá các chỉtiêu hiệu quả.

∏= TR–TC

1.1.9.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quảSXKD

• Chỉtiêu tổng quát phản ánh hiệu quảsản xuất kinh doanh

Để đánh giá chính xác có cơ sởkhoa học hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệthống chỉ tiêu phù hợp. Các chit tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quảchung.

i. Hiệu quảkinh doanh = Gía trị yếu tố đầu ra / Gía trịyếu tố đầu vào ii. Hiệu quảkinh doanh = Gía trị yêu tố đầu vào / Gía trịyếu tố đầu ra

Trong đó: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Tổng sản lượng, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận,… còn các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, nguyên vật liệu, vốn,…

Công thức (i) phản ánh mức sản xuất ( hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quảnhận được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu là đạt được cực đại hóa.

Công thức (ii) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có được một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào mục tiêu tối thiểu hóa chỉtiêu này.

• Chỉtiêu chi tiết phản ánh hiệu quảSXKD

 Chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn -Chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽtạo ra được bao nhiêu đơn vịdoanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quảsửdụng vốn cố định càng cao và ngược lại.

Hiệu suất sửdụng vốn cố đinh = Tổng doanh thu / Vốn cố định bình quân

Mức đảm nhiệm vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít và ngược lại.

Mức đảm nhiệm vốn cố định = Vốn cố định bình quân / Tổng doanh thu

Mức doanh lợi vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vịvốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Mức doanh lợi vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn cố định bình quân -Chỉtiêu phản ánh hiệu quảvốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động:Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏdoanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ánh sức sản xuất của vốn lưu động, cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Sốvòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu / Vốn lưu động bình quân

Mức doanh lợi lưu động:Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn.

Vòng quay các khoản phải thu: vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệsốvòng quay các khoản phải thu càng lớn càng chứng tỏtốc độ thu hồi nợ càng nhanh.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Bình quân các khoản phải thu

 Chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng lao động

Năng suất lao động: Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉtiêu này càng lớn càng tốt.

Năng suất lao động = Tổng doanh thu / Số lao động

Tỷ suất lợi nhuận lao động: Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động tham gia vào quá trình sản xuất có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn.

Tỷsuất lợi nhuận lao động = Lợi nhuận sau thuế/ Số lao động

Doanh thu / Chi phí tiền lương: Chỉtiêu này phản ánh một đơn vịtiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vịdoanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Doanh thu / Chi phí tiền lương = Tổng doanh thu / Chi phí tiền lương

Lợi nhuận sau thuế / Chi phí tiền lương: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vịtiền lương vào SXKD.

Lợi nhuận sau thuế / Chi phí tiền lương = Lợi nhuận sau thuế / Chi phí tiền lương

 Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảSXKD khác -Chỉtiêu vềtỷsuất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vịchi phí bỏ ra thìđược bao nhiêu đơn vịlợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏhiệu quảsửdụng chi phí càng lớn.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vịdoanh thu, cho biết một đơn vịdoanh thu tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thế/ Tổng doanh thu -Chỉtiêu phản ánh khả năng thanh toán

Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp trong việc dụng tài sản ngắn ngạn để chi trảcho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏdoanh nghiệp có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sửdụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợngắn hạn

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cho biết liệu doanh nghiệp có đủtài sản ngắn hạn đểchi trảcho các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ sốnày càng cao chứng tỏdoanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trảcác khoản nợngắn hạn một cách nhanh chóng.

Khả năng thanh toán nhanh = ( Tài sản lưu động–Hàng tồn kho) / Nợngắn hạn -Tỷsốvềkhả năng hoạt động:

Vòng quay tồn kho ( VTK):đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho ( hay hàng dựtrữ) trong một năm của doanh nghiệp.

Vòng quay tồn kho ( VTK) = Gía vốn hàng bán / Tồn kho

Vòng quay tài sản cố định ( VTSCĐ): cho biết mỗi đồng tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản cố định ( VTSCĐ) = Doanh thu / Tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản ( VTTS):cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tổng tài sản ( VTTS) = Doanh thu/ Tổng tài sản - Tỷsuất sinh lợi:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS Return On Sales): cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE –Return On Equity): là tỷsố đo lường hiệu quảsửdụng vốn chủsởhữu của một doanh nghiệp đểtạo ra thu nhập và lãi vay cho các cổ đông cổ phần thường. ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA Return On Assets): là tỷ số đo lường hiệu quả sửdụng và quản lí nguồn tài sản của một doanh nghiệp. ROA cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷsuất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, sản xuất tăng tưởng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng với tốc độ cao, thị trường đang được mở rộng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu thu hút ngày càng nhiều lao động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.

Ngành dệt may Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội dệt may Đông Nam Á ( AFTA). Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/07/1995 gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) kểtừngày 04/01/1996.

Tháng 11 năm 1998 Việt Nam chính thức là thành viên diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao và thương mại với hầu hết các nước trên thếgiới. Sau khi quan hệgiữa Mỹvà Việt Nam đã bình thường hóa ngày 12/07/1995, tháng 11/2007 Việt Nam đã gia nhập WTO.

Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách nên kinh tếcũng như với chính sách mởcửa Việt Nam đang bắt đầu giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp trong cả nước góp phần tăng trưởng kinh tếvag thu nhập quốc gia.

Những yếu tố trên bước đầu tạo điều kiện cho công nghiệp dệt may thay đổi nhiều mặt, thị trường tiêu thụ sẽcó dịp phát triển với tốc độ nhanh hơn, nhiều doanh nghiệp dệt may ra đời, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty liên doanh và công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các chủng loại dệt may ngày càng đa dạng, phong phú hơn, hợp thời trang hơn, chất lượng được nâng cao, giá cảcạnh tranh nên người tiêu dung dễchấp nhận sản phẩm may mặc được sản xuất trong nước. Các khách hàng nước ngoài cũng mong muốn mua sản phẩm may mặc xuất khẩu của nước ta.

Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên là một trong năm nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thếgiới.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 toàn ngành đã có bước tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại với lộtrình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc "từsợi trở đi”.

Cùng với đó là triển vọng vềviệc ký kết Hiệp định thương mại tựdo Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.

Khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ...

Về tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2018, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao

hơn năm 2017 và tình hình kinh tế trong nước tiếp tục duy trìổn định về vĩ mô, ngành dệt may có những kết quả tích cực. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 6 tháng đầu năm đạt 16 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 274,6 triệu m2, tăng 9,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 525,9 triệu m2, tăng 22,1%; quần áo mặc thường ước đạt 2.305,5 triệu cái, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

1.2.2. Tổng quan về ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Hơn năm năm trở lại đây, hoạt động của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục phát triển, trởthành một ngành kinh tế đầy tiềm lực và có những đóng góp tích cực vào sựphát triển chung của toàn tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trong và ngoài tỉnh. Theo Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên -

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)