2.2. Hợp tác đa phƣơng
2.2.5. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ GMS
Chương trình hợp tác Kinh tế tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS) được khới xướng từ năm 1992 nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại sáu quốc gia vùng sông Mê kông, bao gồm: Campuchia, CHDCND Trung Hoa, CHDCND Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam thông qua việc tăng cường các mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia này. Tầm nhìn của Chương trình GMS là xây dựng một tiểu vùng phát triển thịnh vượng, hội nhập và đồng đều.
Tuy hợp tác Hải quan không được nhắc đến trong chín lĩnh vực phát triển của Chương trình GMS (gồm giao thơng, năng lượng, viễn thông, môi trường, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch) nhưng đây là nội dung xuyên suốt và liên quan đến hầu hết các lĩnh vực này và nổi bật nhất là lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Các nội dung thường được nhắc đến nhiều nhất trong hợp tác GMS là việc thực hiện Mơ hình Một cửa, một lần dừng và xây dựng hệ thống quá cảnh GMS nhằm tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng.
Về quá cảnh Hải quan giữa các nước GMS, các nước thành viên đều cho rằng Hệ thống quá cảnh Hải quan được quy định trong Hiệp định GMS-CBTA do đã được đàm phán từ năm 2002 đến nay đã có nhiều thay đổi cần xem xét.
Về thực hiện Mơ hình Kiểm tra một cửa, một lần dừng giữa các nước GMS có chung biên giới, trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện Mơ hình kiểm tra “Một cửa, một lần dừng) với
Chính phủ ba nước: Lào (ký năm 2005, thực hiện tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Dansavanh); Campuchia (ký năm 2006, thực hiện tại cặp cửa khẩu Mộc Bài – Bà Vẹt), Trung Quốc (ký năm 2007, thực hiện tại cặp cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sau khi ký Biên bản ghi nhớ, Mơ hình mới chỉ được triển khai ở cặp cửa khẩu Lao Bảo – Dansavanh. Mơ hình được thực hiện một cách đầy đủ sẽ được coi là bước đột phá trong việc đơn giản hóa, hài hóa hóa và thống nhất hóa thủ tục Hải quan, rút ngắn thời gian làm thủ tục kiểm tra tại cửa khẩu biên giới, giảm chi phí, qua đó tạo thuận lợi vận tải cho người và hàng hóa qua lại biên giới hai nước [15].