2.2. Hợp tác đa phƣơng
2.2.6. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ WTO
Hải quan Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào việc đàm phán và hoàn thiện Văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hải quan Việt Nam đã và đang tiến hành thực hiện bốn nghĩa vụ chính như sau:
Thứ nhất, các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định Trị giá Hải quan WTO. Thứ hai, nghĩa vụ thông báo (các văn bản quy phạm pháp lý, cung
cấp các số liệu, các thơng tin có liên quan về các cam kết trong WTO mà cụ thể là các quy định về vấn đề trị giá hải quan, kiểm tra trước khi xếp hàng lên tầu…).
Thứ ba, rà soát pháp lý chính sách thương mại – TPR, rà sốt theo định
kỳ (đối với nước thành viên như Việt Nam là sáu năm/lần).
Thứ tư, đàm phán và triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi
thương mại trong WTO (TFA).
Đối với các nghĩa vụ về Hiệp định Trị giá Hải quan, Nghĩa vụ thông báo, rà sốt pháp lý chính sách thương mại, Hải quan thực hiện theo tiến độ chung với các Bộ ngành với vai trò là cơ quan phối hợp. Riêng đối với nghĩa vụ đàm phán và triển khai Hiệp định TF: Hiện tại Hiệp định TF đang trong
quá trình đàm phán cuối cùng và chờ thơng qua phê duyệt nghị định thư để Hiệp định có hiệu lực. Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực trong việc đàm phán Hiệp định này với vai trị là Trưởng nhóm đàm phán cũng như hiện tại đang là cơ quan chủ trì triển khai các nghĩa vụ có liên quan đến Hiệp định sau thống nhất của các Bộ trưởng về Gói Bali (tháng 12/2013).
Như vậy, trong thời gian tới ngành hải quan ngoài việc phối hợp với các cơ quan khác trong việc hoàn thành các nghĩa vụ trong WTO, Hải quan Việt Nam sẽ phải chủ động trong việc triển khai thực hiện Hiệp định TF WTO [42].
Trong quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan đối với tổ chức WTO, ngành Hải quan Việt Nam cịn bộc lộ nhiều yếu kém và cần phải có sự nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập mà mục tiêu nhằm cải cách, hài hịa hóa thủ tục hải quan. WTO là diễn đàn lớn với hơn 150 nước Thành viên, lĩnh vực hoạt động của WTO không riêng về hải quan mà bao gồm các lĩnh vực hoạt động chính khác. Do đó, ngành hải quan Việt Nam tham gia WTO chủ yếu với tư cách là cơ quan phối hợp (thông thường Bộ Cơng Thương là đơn vị chủ trì) vì trong một số lĩnh vực, cơ quan Hải quan là đơn vị bị động khi triển khai các nghĩa vụ cam kết. Mặt khác, WTO hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận nên chỉ cần một thành viên khơng đồng ý thì quyết định của WTO không được thông qua. Đối với Hiệp định TF, do quan điểm của các bên (các nước phát triển và các nước kém phát triển - LDC cùng một số nước đang phát triển và đặc biệt là Ấn Độ) khác xa nhau nên cho đến phiên họp Đại Hội đồng vừa qua và phiên họp Ủy ban lâm thời bất thường ngày 31/7/2014 của WTO cũng vẫn chưa thống nhất được văn kiện này theo như kế hoạch định ra sau Hội nghị Bộ trưởng Bali (12/2013), do vậy một số nội dung liên quan đến việc triển khai Hiệp định TFA khơng diễn ra đúng lộ trình [37]. Do một số ngun nhân nói trên nên đơi khi các nghĩa vụ phải triển
khai trong tổ chức này chưa thực sự được thực hiện một cách chủ động và theo đúng kế hoạch.