3.2. Một số giải pháp, kiến nghị
3.2.1. Tiếp tục triển khai Luật hải quan 2014
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách, hài hịa hóa thủ tục hải quan và của tồn ngành Hải quan, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để đổi mới tồn diện hoạt động hải quan. Có thể khẳng định, Luật Hải quan được Quốc hội thông qua tháng 6 – năm 2014 là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Mục tiêu này đã được lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan vạch rõ và đã trở thành mục tiêu xuyên suốt trong cả quá trình xây dựng Luật và các văn bản hướng dẫn Luật [18].
Luật có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan, từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động của cơ quan Hải quan được đổi mới nhằm bảo đảm tính minh bạch và tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá chế độ quản lý hải quan, theo đó, khơng chỉ đổi mới về chính sách, mà từng quy trình, thủ tục cũng được thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn cho DN [6].
thủ tục hải quan, đồng thời Luật cũng bổ sung quy định về thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa chưa được quy định trong Luật hiện hành nhưng thực tế đã được Luật Thương mại và các Luật thuế quy định như: nhập nguyên liệu, vật tư để gia cơng hoặc sản xuất hàng hố XK, một số loại hình tạm XK, tạm NK... Trong đó, bộ hồ sơ hải quan cơ bản chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan. Đối với các chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ, Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể trường hợp phải nộp hoặc xuất trình phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Đây chính là điểm khác so với Luật hiện hành, nhằm đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK [9, 34].
Bám sát yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, Luật Hải quan 2014 đã quy định rõ thời hạn công chức làm thủ tục hải quan. Tại Điều 23 của Luật đã quy định rõ công chức hải quan kiểm tra hồ sơ chậm nhất 2 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan Hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; thời gian kiểm tra thực tế hàng hố chỉ cịn là 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hố cho cơ quan Hải quan thay vì 2 ngày như trước, trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ cơ quan Hải quan thực hiê ̣n thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa XK, NK, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan [18].
Có thể thấy, những quy định mới nêu trên là bước cải cách thủ tục hành chính thiết thực nhất đối với hoạt động của các DN. Bên cạnh đó, để khuyến khích và tạo thuận lợi cho DN có kim ngạch XNK lớn, chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế, quản trị DN tốt, đồng thời để tạo tiền đề thực hiện việc công nhận chế độ ưu tiên giữa các quốc gia như Hải quan các nước
theo các Hiệp định ký kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, Luật đã bổ sung 1 mục gồm 4 điều (42, 43, 44, 45) quy định về chế độ ưu tiên đối với DN để pháp lý hóa chương trình này.
Song song cùng với đó, Luật cũng bổ sung cơ chế xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (Điều 28) sẽ tạo cơ sở pháp luật để cơ quan Hải quan thực hiện tạo thuận lợi thương mại, giúp DN chủ động xác định trước về nghĩa vụ thuế đối với hàng hoá dự kiến NK, tính tốn trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, giảm các trường hợp tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hố khi làm thủ tục thông quan phù hợp với quy định của Công ước Kyoto cũng như các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN...
Luật cũng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan. Đây là một loại hình quản lý đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế mang lại hiệu quả quản lý cao và đã trở thành thông lệ quản lý hải quan của nhiều nước theo các Chuẩn mực về áp dụng quản lý rủi ro của Công ước Kyoto sửa đổi.
Thực tế, sự thay đổi trong quản lý về thủ tục sẽ có tác động đến hầu hết các hoạt động nghiệp vụ hải quan thuộc chức năng nhiệm vụ của Hải quan (kiểm tra, giám sát, điều tra chống buôn lậu, quản lý thuế đối với hàng hố XK, NK…). Theo đó, Luật Hải quan 2014 đã có những quy định điều chỉnh về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, để bảo đảm mục tiêu vừa đơn giản hoá thủ tục vừa quản lý hải quan được chặt chẽ. Tập trung ở các nội dung chính sau: Quy định về địa bàn hoạt động hải quan được bổ sung đầy đủ và minh bạch (Điều 7); tạo cơ sở pháp lý để tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan (các điều từ 77 đến 82); tăng cường hoạt động của cơ quan Hải quan trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 88, 89, 90); khai bổ sung nội dung đã khai trên tờ khai hải
quan sau khi hàng hố đã thơng quan (Điều 29); kiểm tra chun ngành đối với hàng hóa XNK (Điều 35); quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong lĩnh vực hải quan (Điều 18, Điều 19, Điều 22, Điều 40, Điều 41, Điều 63, Điều 92)... Các quy định này sẽ tạo điều kiện để cơ quan Hải quan tập trung lực lượng, phương tiện để kiểm tra, giám sát đối với những địa bàn, DN, những hàng hóa rủi ro cao, giảm lực lượng ở những nơi có rủi ro thấp, phịng chống tình trạng gian lận; góp phần đảm bảo quản lý Nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trên cơ sở phương thức quản lý hải quan hiện đại [18, 43].
Đặc biệt, Luật Hải quan còn tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa XNK theo Cơ chế một cửa quốc gia, quy định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá... Để khắc phục bất cập nêu trên, tại Điều 35 dự thảo Luật quy định:
Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hố, phương tiện vận tải thì cơ quan Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để làm thủ tục hải quan [18, Điều 35]. Trường hợp hàng hóa được làm thủ tục thông quan thông qua hệ thống một cửa quốc gia thì việc thơng báo, tiếp nhận và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế một cửa quốc gia. Quy định này nhằm tăng cường cơ chế phối hợp và bảo đảm thống nhất với các Luật, Pháp lệnh liên quan về kiểm dịch (Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật), kiểm tra an toàn thực phẩm (Luật An toàn thực phẩm), kiểm tra chất lượng (Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) và bảo đảm cơ sở pháp
lý để triển khai cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia về trách nhiệm các bộ, ngành trong việc cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến việc cấp phép, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục hải quan [1, 43].