Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan và thực tiễn ở việt nam (Trang 52 - 54)

2.2. Hợp tác đa phƣơng

2.2.3. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC năm 1998, Hải quan Việt Nam tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các hoạt động

hợp tác trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC, chủ yếu thông qua Tiểu ban Thủ tục hải quan APEC (SCCP) và Ủy ban Thương mại và đầu tư APEC (CTI).

Trong những năm qua, Hải quan Việt Nam đã tham gia tương đối đầy đủ và tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ APEC. Đối với các hoạt động do APEC quy định và phát động, Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng góp thiết thực vào thành cơng chung của APEC. Hải quan Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan hoàn thành các nghĩa vụ của Việt Nam khi là thành viên của diễn đàn này. Những nghĩa vụ và hoạt động hợp tác trọng tâm trong khuôn khổ APEC mà Việt Nam đã và đang triển khai là:

Thứ nhất, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan xây dựng chương trình hành động riêng (IAP). Tất cả các thành viên APEC phải chuẩn bị và cập nhật thông tin của các Kế hoạch hành động của mình trong đó cần nêu rõ thực trạng, những rào cản trong từng lĩnh vực, các biện pháp để tự do hoá thương mại và đầu tư, cùng lộ trình thực hiện. Trong IAP của Việt Nam, trách nhiệm của Hải quan Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thông tin đến lĩnh vực của mình chủ yếu bao gồm: tình hình triển khai Hải quan điện tử, cải cách hành chính, cơ chế một cửa…

Thứ hai, thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Kế hoạch hành động tập thể - CAP (gồm các nội dung liên quan đến nghiệp vụ Hải quan). Nội dung của kế hoạch này là các nước thành viên thuộc APEC cùng tiến hành những biện pháp nhằm loại bỏ những trở ngại cho quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh giảm chi phí khi hoạt động trên thị trường APEC. Chương trình hành động tập thể gồm 16 điểm (18 yêu cầu), trong đó Việt Nam đã thực hiện 17 yêu cầu (yêu cầu chưa thực hiện là: “tham gia Công ước về tạm quản”). Trong số những điểm mà Việt nam đã thực hiện, có những điểm Việt nam đã thực hiện tồn bộ, có

những điểm Việt Nam đã triển khai một phần và đang tiếp tục hoàn thành trong thời gian tới.

Thứ ba, tích cực chủ động tham gia các phong trào, chiến dịch do các thành viên APEC đề xuất hàng năm, các nền kinh tế phối hợp với ban Thư ký APEC tổ chức những hoạt động hợp tác, các bảng câu hỏi khảo sát và các chiến dịch hành động nhằm mục đích chống bn lậu, ví dụ như: chiến dịch phịng chống hàng điện tử là hàng giả hàng nhái, chiến dịch phòng chống nước hoa giả,… Hải quan Việt Nam tham gia tích cực vào các chiến dịch của APEC và đáp ứng được yêu cầu của APEC [42].

Do hạn chế nhất định về nguồn lực nên đến nay ngành hải quan Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các hoạt động trong khn khổ APEC mà chưa chủ trì một hoạt động hợp tác hay chiến dịch nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan và thực tiễn ở việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)