2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về
2.1.4. Cung cấp và công bố thông tin về giao dịch bảo đảm
2.1.4.1. Thực trạng pháp luật về cung cấp và công bố thông tin giao dịch bảo đảm
Theo quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Thông tư số 06/2006/TT-BTP, Thông tư số 03/2006/TT- BTP, Thông tư số 04/2007/TT-BTP. Việc tất cả các thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký tại Trung tâm đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đều được cung cấp công khai, đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện, có mức phí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt là các ngân hàng thương mại và bên vay vốn khi có nhu cầu tìm hiểu.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định:
Thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm được công khai cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm
hiểu. Điều 41 Nghị định cũng khẳng định: Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm được lưu giữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, và Điều 44: Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm ngay trong ngày nhận đơn yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin thì cũng không quá 03 ngày làm việc [20].
Đồng thời, nhằm nâng cao sự công khai, minh bạch trong các hoạt động cung cấp thông tin khi có yêu cầu, Nghị định số 83 cũng đã pháp điển hoá quy định tại các Thông tư đã ban hành trước đây về những trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đó là: (i) yêu cầu cung cấp thông tin tại cơ quan không có thẩm quyền cung cấp thông tin; (ii) đơn yêu cầu cung cấp thông tin không hợp lệ; (iii) người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí cung cấp thông tin.
Có thể nói cung cấp và công khai hoá thông tin là một mục tiêu quan trọng, cốt lõi của tất cả các hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trên thế giới. Thực tế cho thấy, một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại mỗi quốc gia là khả năng cung cấp thông tin như thế nào, độ chính xác của thông tin được cung cấp ra sao và mức chi phí có hợp lý hay không. Nó cho biết về sự tồn tại hoặc tiềm năng hiện hữu của các quyền đối với tài sản đang được quan tâm, đặc biệt là đối với bên nhận bảo đảm.
Trong thời gian qua, thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đều được lưu giữ và cung cấp công khai cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh hoạt động
cho vay có bảo đảm của các ngân hàng thương mại để phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng, quy định của pháp luật về công khai minh bạch hoá thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản đặc biệt có ý nghĩa, góp phần lành mạnh thị trường tài chính – tiền tệ, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
2.1.4.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về cung cấp và công bố thông tin về giao dịch bảo đảm
Bên cạnh những lợi ích, hiệu quả như đã nói trên thì việc thực hiện tìm hiểu, cung cấp thông tin của các giao dịch bảo đảm của các cơ quan đăng ký có thẩm quyền thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, theo kết quả kiểm tra và khảo sát sơ bộ của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ tư pháp, còn có sự chưa đồng đều về mức độ tin học hoá hoạt động lưu trữ và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm giữa các cơ quan đăng ký, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng các tài sản bảo đảm khác vào hoạt động lưu trữ và cung cấp thông tin có phần hạn chế, chủ yếu là lưu trữ thủ công và cung cấp thông tin bằng giấy. Điều này dẫn đến tình trạng việc cung cấp thông tin trong nhiều trường hợp chưa kịp thời, đôi khi làm mất cơ hội tiếp cận nguồn vốn của cá nhân, tổ chức gây tốn kém cho các bên liên quan, đồng thời, không bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ, chính xác và khoa học của thông tin lưu giữ về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. điều này đã ảnh hưởng đến sự tin tưởng và thói quen tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký trước khi giao kết hợp đồng nói riêng và đầu tư cho vay vốn nói chung của người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, việc thông tin về giao dịch bảo đảm được lưu giữ và quản lý bởi nhiều cơ quan đăng ký khác nhau theo từng loại hình tài sản bảo đảm đã dẫn đến những hạn chế, bất cập trong quản lý và sử dụng thông tin về tình
trạng pháp lý của tài sản. Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký lại chưa có cơ chế chia sẻ thông tin từ hệ thống lưu trữ thông tin của mình. Điều này, đã gây khó khăn cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin cho các ngân hàng thương mại, tổ chức, cá nhân vay vốn, gây tốn kém về thời gian và chi phí do các chủ thể này phải đến nhiều cơ quan, nộp nhiều loại giấy tờ yêu cầu cung cấp thông tin khác nhau theo từng loại tài sản bảo đảm. Thực tế trên đây đã dẫn đến tình trạng khó khăn cho việc xác định cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin, từ đó ảnh hưởng đến tính kịp thời, nhanh chóng và chính xác của thông tin được cung cấp.
Thứ ba, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được thực hiện tại hai hệ thong cơ quan khác nhau (cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền lưu hành tài sản) nên chưa có sự liên thong, kết nối và tích hợp về dữ liệu giữa các cơ quan này. Do vậy, trong nhiều trường hợp, tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp nhưng cơ quan pháp lý nhà nước không biết nên vẫn tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển dịch các tài sản đó. Bên cạnh đó, do hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo hai cấp hành chính (cấp tỉnh và cấp huyện) nên hệ thống hồ sơ địa chính phải được lập nhiều bộ, lưu giữ ở nhiều cấp, gây tốn kém chi phí cho việc thiết lập, quản lý và chỉnh lý biến động thông tin về đăng ký thế chấp. Đồng thời do việc hồ sơ đất đai bị quản lý phân tán đã ảnh hưởng đến tính chính xác, đồng bộ của thông tin về đất đai khi người dân thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản cũng như công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện của cơ quan có thẩm quyền. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp khi tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản.
pháp luật riêng quy định về trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản. Điều này dẫn đến thực tế là các cơ quan có thẩm quyền lung túng, thiếu hành lang pháp lý để thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin.