3.2. Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về đăng ký
3.2.1. Giải pháp lập pháp
bảo đảm hiện nay thiếu thống nhất, thiếu ổn định và những hạn chế đó đã tạo nên trở ngại tương đối lớn, làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam. Do vậy, hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Những hoạt động sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế những tồn tại của các quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã và đang được đặt ra đối với hoạt động lập pháp ở Việt Nam:
3.2.1.1. Sửa đổi một số quy định trong BLDS 2005 - Sửa đổi tên gọi của một số biện pháp bảo đảm:
BLDS năm 2005 quy định có bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong đó, bảo lãnh và tín chấp là không gắn liền với tài sản cụ thể, còn lại đều dựa trên cơ sở có tài sản xác định cụ thể. Tuy nhiên, chỉ có “cầm cố” và “thế chấp” được gắn với “tài sản” (cầm cố tài sản và thế chấp tài sản), còn đặt cọc, ký cược và ký quỹ thì lại không gắn liền với chữ “tài sản”.
Vì vậy, đề nghị bỏ bớt từ “tài sản” ở sau các biện pháp “cầm cố” và “thế chấp” hoặc thêm từ “tài sản” sau các biện pháp “đặt cọc”, ”ký cược” và “ký quỹ” để bảo đảm sự thống nhất của các thuật ngữ có tính chất tương tự nhau [28].
- Sửa đổi quy định về biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh:
Theo Điều 361 về “Bảo lãnh” của BLDS năm 2005:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [37, Điều 361].
Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2003 tại Điều 106 có quy định việc “bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất”. Nhưng Luật Đất đai năm 2013 đã bỏ qua quy định này. Cho nên cần tách bạch chủ thể hợp đồng trong giao dịch thế chấp và bảo lãnh của mình, đã cho rằng khoản 4 Điều 72 NĐ 163/2006/NĐ- CP là “tráo” khái niệm bảo lãnh thành thế chấp. Vì vậy, cần quy định rõ hơn trong BLDS: Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản nhưng không kèm theo tài sản vào cầm cố, thế chấp (tại thời điểm thiết lập giao dịch bảo lãnh).
Theo quy định tại Điều 372 về Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội” của BLDS 2005 được quy định dành riêng cho quan hệ “Tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. Giao dịch tín chấp này không thuộc về quan hệ tài sản, cũng chẳng phải là quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản. Vì vậy, đề nghị BLDS không quy định biện pháp bảo đảm “tín chấp” để bảo đảm sự hợp lý.
- Sửa đổi về hình thức của các giao dịch bảo đảm:
BLDS 2005 quy định, trong 7 biện pháp bảo đảm, ngoại trừ duy nhất biện pháp “ký cược” là không bắt buộc phải lập thành văn bản, còn lại các giao dịch bảo đảm đều phải lập thành văn bản (Điều 327 về “Hình thức cầm cố tài sản”; Điều 343 về “Hình thức thế chấp tài sản”; khoản 1, Điều 358 về “Đặt cọc”; Điều 360 về “Ký quỹ”; Điều 362 về “Hình thức bảo lãnh”; Điều 373 về “Hình thức bảo đảm bằng tín chấp” của BLDS năm 2005). Quy định như vậy là không hợp lý, không cần thiết trong mọi trường hợp. Nếu hợp đồng chính không bắt buộc phải bằng văn bản, thì chẳng có lý do gì bắt hợp đồng phụ phải lập thành văn bản. Việc bắt buộc phải làm thành văn bản chỉ
– Giao dịch ký quỹ;
– Giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
– Giao dịch đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng) [28].
Vì vậy, BLDS cần bỏ bớt việc bắt buộc giao dịch bảo đảm phải làm thành văn bản và cần quy định rõ việc bắt buộc theo các trường hợp giao dịch thay vì theo các biện pháp bảo đảm.
- Sửa đổi quy định về công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm:
Hiện nay, pháp luật quy định đồng thời bắt buộc chủ thể phải thực hiện hai thủ tục pháp lý là: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thế chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và Luật Nhà ở; Đăng ký thế chấp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS và Luật Đất đai.
Tuy nhiên, cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm là nhằm tới việc bảo vệ quyền lợi cho người nhận thế chấp trong trường hợp có nhiều người nhận thế chấp và tránh cho chủ thể khác giao dịch đối với tài sản bảo đảm mà không biết bị ngăn cấm, hạn chế.
Vì vậy, BLDS chỉ nên quy định bắt buộc một thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. Và nếu không có người thứ ba, thì việc không đăng ký giao dịch bảo đảm vẫn có giá trị pháp lý giữa hai bên bảo đảm và nhận bảo đảm. Bộ luật chỉ quy định thủ tục công chứng là tự nguyện, không bắt buộc và việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị với người thứ ba nếu có phát sinh quyền của người thứ ba liên quan đến tài sản bảo đảm.
Hơn nữa, Khoản 2, Điều 122 BLDS “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” quy định:
Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định; Điều 134 của BLDS
quy định: Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Khoản 3, Điều 323 BLDS quy định: Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký;
Sửa đổi BLDS theo hướng, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng bảo đảm, đồng thời quy định rõ việc không công chứng hợp đồng, trong trường hợp bắt buộc phải công chứng, cũng không bị vô hiệu, mà chỉ là vi phạm quy định thủ tục hành chính. Tương tự, việc không đăng ký giao dịch bào đảm thì càng không bị vô hiệu, mà chỉ không có giá trị pháp lý với người thứ ba (vẫn có hiệu lực đối với các bên tham gia giao dịch).
- Sửa đổi quy định về công khai thông tin giao dịch bảo đảm:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 14 “Bảo mật thông tin”, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” [42]. Như vậy, thông tin về giao dịch bảo đảm có thể là thông tin mật, do đó không được phép cung cấp, phổ biến rộng rãi.
Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi BLDS theo hướng, quy định rõ việc phải công khai thông tin về giao dịch bảo đảm, không thuộc loại thông tin phải giữ bí mật theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
3.2.1.2. Ban hành Luật đăng ký giao dịch bảo đảm
Hệ thống các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay còn tản mạn, chồng chéo, phức tạp, mâu thuẫn, khó cho việc theo dõi, thực hiện. Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định tại nhiều văn bản như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng,… Vì vậy, để khắc phục các tồn tại, mâu thuẫn, cần thiết phải ban hành một đạo luật đăng ký giao dịch bảo đảm. Luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải quy định cụ thể về các nội dung trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, tập trung hóa quyền đăng ký giao dịch bảo đảm.
3.2.2. Giải pháp hành pháp
Xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan đăng ký hiện nay với nhiều đầu mối thực hiện, dẫn đến tình trạng công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được triển khai đồng đều, kịp thời, trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, giải pháp quan trọng là phải kiện toàn mô hình tổ chức hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng giảm bớt đầu mối các cơ quan đăng ký, tiến tới tổ chức đăng ký tập trung vào một hệ thống thuộc tư pháp. Việc triển khai mô hình đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm tại Việt Nam làn một giải pháp mang tính chiến lược, khắc phục những hạn chế do mô hình đăng ký phân tán đem lại, tháo gỡ cơ bản những cản trở hoạt động của hệ thống đăng ký hiện hành. Giải pháp này đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công, với sự giúp đỡ của các trang thiết bị hiện đại.
vừa hiện đại, vừa duy trì được sự ổn định trong hoạt động đăng ký, tránh những tác động tiêu cực đối với các giao dịch trong nền kinh tế thì mô hình tổ chức cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam sau khi được kiện toàn phải đáp ứng được các yêu cầu, đó là: An toàn (đảm bảo xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán), gần gũi với người sử dụng (tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ đăng ký), tiết kiệm (giảm thiểu chi phí khi khách hàng tiến hành đăng ký, tìm hiểu thông tin về các giao dịch bảo đảm) và hiệu quả (với sự trợ giúp của các trang thiết bị trong quá trình đăng ký, giúp cho việc đăng ký được thực hiện nhanh nhất, với chi phí khiêm tốn nhất).
Tuy nhiên, những khó khăn trong quá trình triển khai mô hình đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm để có thể đạt được những mục tiêu này là không nhỏ. Do vậy, trước hết Việt Nam cần triển khai thí điểm, trên cơ sở những kết quả thu được để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo tính khả thi của giải pháp. Hiện nay, cùng với sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, Bộ Tư pháp đang xây dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm tại TP Đà Nẵng. Hi vọng trong thời gian tới Đề án sẽ thu được những kết quả tích cực trong quá trình triển khai.
Tập trung hoá thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm:Hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất được tổ chức phân tán tại địa phương, theo cá nhân người viết, những hoạt động đăng ký này nên được tập trung lại cho cơ quan có chuyên môn là Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan quản lý ở địa phương thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng hỗ trợ cho Cục đăng ký giao dịch bảo đảm này để thực hiện tốt hoạt động của mình, từ đó sẽ dân tới những thuận tiện trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hiện nay thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được trao cho 4 cơ quan khác nhau, điều này tạo ra sự khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành
đăng ký, đồng thời khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi cần tìm kiếm thông tin về các giao dịch bảo đảm. Do đó, việc tập trung toàn bộ việc đăng ký về Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp là cần thiết, các cơ quan còn lại cần tại ra một mạng lưới kết hợp chặt chẽ với trung tâm này nhằm tạo điều kiện cho trung tâm tiến hành việc đăng ký các giao dịch bảo đảm một cách thuận lợi.
3.2.3. Giải pháp tư pháp
Hiện nay, cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan như tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản còn gặp những trở ngại lớn về cơ sở pháp lý cũng như trình tự, thủ tục thực hiện. Để tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký tại Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát huy vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội thì việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, ngày nay, công nghệ thông tin đã phát triển lên một tầm cao mới và có thể hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực, công việc. Cho nên, các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nên sớm ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối hệ thống trung tâm dữ liệu thông tin với nhau để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân truy cập, tìm hiểu thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm áp dụng công nghệ để chia sẻ thông tin với nhau, thì ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác có thể tìm hiểu từ xa những thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố. Tất nhiên, để được truy cập vào hệ thống thông tin về giao dịch bảo đảm, người khai thác, sử dụng thông tin phải đăng ký và trả phí cho bên cung cấp thông tin. Đổi lại, bên cung cấp thông tin phải cung cấp cho bên đã đăng ký với mình mật khẩu truy cập và bảo đảm thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời theo thỏa thuận
Giải pháp xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản sẽ thực sự phát huy được ý nghĩa của hệ thống thông tin về tài sản bảo đảm là động sản, tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia các giao dịch. Giải pháp nêu trên phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, trình tự,
thủ tục minh bạch, dễ áp dụng; phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản, cơ quan thi hành án dân sự…
Thứ hai,khắc phục được những khó khăn, bất cập về việc phân tán
thông tin, thiếu đồng bộ, thiếu chính xác trong việc quản lý, sử dụng dữ liệu về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.