5. Kết cấu của luận án
3.2. Về thực tiễn thi hành một số quy định của Luật Phá sản năm 2004
3.2.2. Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bản thân phá sản cần được coi là một dạng tranh chấp trong kinh doanh, có điều đây là tranh chấp đặc biệt, nội dung của việc tranh chấp này là việc đòi nợ của chủ nợ đối với con nợ không có khả năng thanh toán. Do vậy, việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng cần được thực hiện trên cơ sở đơn yêu cầu hoặc đề nghị của những người mà pháp luật quy định có quyền và nghĩa vụ đệ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quy định của các Điều 13 đến 18 Luật Phá sản năm 2004, các chủ thể sau đây có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản:
Thứ nhất; các chủ thể có quyền nộp đơn:
Nếu như trước đây Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 chỉ quy định hai chủ thể có quyền nộp đơn đó là các chủ nợ (bao gồm chủ nợ không có đảm bảo và chủ nọ có đảm bảo một phần) và người lao động, thì Luật Phá sản 2004 lại tiếp cận nội dung này theo hướng mở rộng thành phần chủ thể có quyền nộp đơn lên thành năm chủ thể (chủ nợ, người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, thành viên hợp danh công ty hợp danh và cổ đông trong công ty cổ phần). Bên cạnh đó là việc đơn giản hóa điều kiện nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản (không quy định thời gian chậm thanh toán đối với doanh nghiệp mắc nợ) của các chủ thể cũng được coi là một trong những điểm mới so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Theo quy định của pháp Luật Phá sản 2004 thì các chủ thể sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Như phần trên đã trình
bày, có thể hiểu yêu cầu mở thủ tục phá sản là một dạng tranh chấp đặc biệt giữa con nợ và chủ nợ, nên chủ nợ với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ tranh chấp - sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi con nợ có các dấu hiệu của việc lâm vào tình trạng phá sản. Luật phá sản 2004 cũng thừa nhận quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ, tại Khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản năm 2004 quy định: “Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm, hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó”.
Khái niệm “Chủ nợ”: Theo cách hiểu phổ thông thì, chủ nợ là người cho vay nợ, trong quan hệ với người mắc nợ. Trong hoạt động kinh doanh khái niệm này cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nguyên nhân trở thành chủ nợ đa dạng hơn, mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ cũng phong phú hơn, không đơn thuần chỉ là quan hệ giữa người cho vay và người vay. Tuy nhiên, kết cục cũng là một bên có khoản nợ không thanh toán (không có khả năng thanh toán) cho bên được thanh toán. Song, cần lưu ý là, chỉ có các chủ nợ có đảm bảo một phần (khoản nợ được đảm bảo bằng một tài sản có giá trị nhỏ hơn so với giá trị của khoản nợ) và chủ nợ không có đảm bảo (khoản nợ của những chủ thể này không được đảm bảo trả nợ bằng bất cứ một tài sản đảm bảo nào) mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy, quyền nộp đơn yêu cầu không được quy định cho các chủ nợ mà khoản nợ của họ được đảm bảo bằng một tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng
giá trị của các khoản nợ (chủ nợ có bảo đảm). Đây là vấn đề hiện nay đang có nhiều luồng quan điểm khác nhau, lập luận cho rằng chủ nợ này không có quyền nộp đơn là bởi đối với các chủ nợ có bảo đảm thì doanh nghiệp, hợp tác xã không bao giờ mất khả năng thanh toán - khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, họ có thể bán các tài sản bảo đảm để thu nợ. Điều này có nghĩa là, đối với các chủ nợ có đảm bảo, khoản nợ của họ là khá an toàn, ít và gần như không có rủi ro so với các loại chủ nợ khác, do vậy có nhiều quan điểm cho rằng pháp luật không cần phải bảo vệ họ, vì thế Luật Phá sản năm 2004 quy định chủ nợ này không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo chúng tôi vấn đề này cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi hoàn thiện pháp luật phá sản.
- Người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định tại
Điều 14 Luật Phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương hoặc các khoản nợ khác cho người lao động và họ nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản thì họ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó thông qua đại diện công đoàn hoặc đại diện do họ cử ra. Người đại diện cho người lao động phải là người được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã (hoặc quá nửa số người đại diện của người lao động ở những đơn vị có quy mô lớn) nhất trí cử làm đại diện. Để có đủ cơ sở xác định người nộp đơn là người đại diện hợp pháp cho người lao động, khi nộp đơn đến Toà án người đại diện phải nộp kèm theo đơn, biên bản bỏ phiếu hoặc thu thập chữ ký của tập thể người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã chứng minh họ đã được quá nửa số phiếu hoặc chữ ký của người lao động đồng ý cử họ làm người đại diện cho người lao động. Toà án chỉ nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động khi có gửi kèm tài liệu chứng minh: số tháng tiền lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã còn nợ, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động và tài liệu chứng
tác xã đó [83,Tr 28]. Về quy định này, chúng tôi cho rằng đã có sự “ làm khó” cho người lao động trong việc hưởng quyền nộp đơn của mình. Theo Khoản 1, Điều 14 Luật Phá sản năm 2004 thì người lao động sẽ có quyền nộp đơn
trong trường hợp “doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác
cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”.
Theo đó, quy định này có hai điều kiện, thứ nhất là doanh nghiệp nợ lương (điều kiện cần), thứ hai là người lao động phải nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (điều kiện đủ). Điều kiện thứ nhất đơn giản rõ ràng, dễ nhận biết. Tuy nhiên điều kiện thứ hai là rất đáng bàn, bởi vị thế và vai trò của người lao động trong doanh nghiệp là rất khó để nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc quản lý, điều hành doanh nghiệp là quyền của chủ doanh nghiệp (người sử dụng lao động), trong khi bản chất của người lao động là làm thuê, vậy thì làm thế nào để họ "nhận thấy” doanh nghiệp mà họ đang làm thuê đó lâm vào tình trạng phá sản được. Vì vậy có thể đánh giá quy định này chưa thực sự hợp lý. Điều này cũng góp phần trả lời cho câu hỏi tại sao có rất ít vụ giải quyết phá sản xuất phát từ việc đệ đơn của người lao động. Thêm vào đó, nếu thỏa mãn điều kiện thì người lao động cũng không được tự nộp đơn (không được coi là chủ nợ không có bảo đảm) mà phải thông qua công đoàn hoặc cử người đại diện để nộp đơn. Thủ tục và điều kiện cử người đại diện nộp đơn theo quy định hiện nay là rất phức tạp, khó khăn cho việc thực thi. Do vậy Luật Phá sản Việt Nam năm 2004 vô hình chung đã hạn chế và gần như vô hiệu hóa quyền nộp đơn của người lao động trong doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Điều 16 Luật Phá sản năm
2004 quy định: “Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu ở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó”. Như vậy chủ thể có quyền nộp đơn
doanh nghiệp Nhà nước. Người này có quyền nộp đơn trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản nhưng đã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Việc Luật Phá sản quy định quyền nộp đơn của chủ thể này là nhằm bảo vệ cho quyền lợi của Nhà nước - với tư cách là một nhà đầu tư tại doanh nghiệp. Về nguyên tắc chung khi doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. Về quyền nộp đơn của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cũng là câu chuyện đáng bàn. Trên thực tế, đơn vị chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chủ yếu là các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, vì nhiều lý do khác nhau mà hiếm khi các ông chủ này hào hứng với việc “hưởng” quyền nộp đơn, mặc dù với vị thế về chức năng và quyền hạn của mình rất dễ để họ “nhận thấy” doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình lâm vào tình trạng phá sản. Lý do thì nhiều, nhưng tựu trung lại có thể là: áp lực về thành tích; sợ liên đới trách nhiệm, chờ thăng tiến hoặc chuyển công tác mới; sắp hết nhiệm kỳ; thậm chí không loại trừ khả năng cá nhân họ vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ doanh nghiệp “đắp chiếu” nằm đó. Thêm vào đó là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vẫn coi kinh tế nhà nước là chủ đạo, do vậy có một số doanh nghiệp nhà nước buộc phải tồn tại mà không cần biết tới hiệu quả kinh doanh. Vinashin, Vinalines là một ví dụ điển hình, ở diễn đàn Quốc hội gần đây một quan chức cấp cao đã từng phát biểu rằng, thực chất Vinshin đã phá sản rồi, nhưng phá sản theo “kiểu của Việt Nam”. Hiện nay Chính phủ đang tổ chức lại (tái cấu trúc) một số doanh nghiệp nhà nước, trong số đó có nhiều đối tượng thuộc diện phá sản.Vì thế, việc áp dụng pháp luật phá sản với các đối tượng này thời gian qua có phần hạn chế.
- Các cổ đông trong công ty cổ phần. Một trong những điểm mới của
quy định các cổ đông của công ty cổ phần có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản đối với công ty mà mình là cổ đông. Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Luật Phá sản 2004 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty theo quy định của Điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định thì họ sẽ có quyền nếu họ được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận thông qua một bản nghị quyết. Nếu Điều lệ công ty không quy định và đại hội đồng cổ đông cũng không tiến hành họp được thì họ sẽ có quyền nộp đơn nếu họ sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong ít nhất sáu tháng liên tục. Tất nhiên, những cổ đông kể trên sẽ chỉ có thể thực hiện được việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu công ty mà họ là cổ đông lâm vào tình trạng phá sản.
Việc Luật Phá sản ghi nhận quyền nộp đơn của cổ đông công ty cổ phần, theo chúng tôi là hợp lý, vì thực sự họ chính là những người chủ của công ty, và đương nhiên họ có quyền bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của mình: quyền giải thoát cho doanh nghiệp của mình khỏi các ràng buộc về công nợ [21].
- Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Một điểm mới nữa
của Luật Phá sản 2004 so với các quy định trước đó là ghi nhận quyền nộp đơn của các thành viên hợp danh. Về hình thức, đây cũng là những thành viên công ty, trong một chừng mực nào đó cũng tương tự như cổ đông trong công ty cổ phần (tất nhiên, không thể so sánh thành viên hợp danh với cổ đông vì giữa hai loại thành viên này có sự khác biệt rất lớn, song họ đều là những nhà đầu tư: bỏ vốn vào doanh nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận) và Luật Phá sản 2004 cũng ghi nhận quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của họ. Theo quy định tại Điều 18 Luật Phá sản 2004 thì: “Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó”.
Với quy định này thì bất kỳ thành viên hợp danh nào trong công ty hợp danh cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty mà mình là thành viên hợp danh. Như vậy, vấn đề này đã được quy định khác với
những quy định tại Điều 17 về quyền nộp đơn của cổ đông trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, điều này có thể dễ dàng lý giải bởi hình thức pháp lý của hai loại hình này là khác nhau; tính chịu trách nhiệm của cổ đông cũng không giống với thành viên hợp danh và địa vị pháp lý của thành viên hợp danh cũng không giống với địa vị pháp lý của cổ đông trong công ty cổ phần.
Thứ hai, các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn:
Bên cạnh các chủ thể có quyền nộp đơn nêu trên, Luật Phá sản năm 2004 cũng đưa ra những quy định cụ thể, trong đó có xác định những chủ thể có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mà mình có liên quan lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Phá sản năm 2004, khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mà mình làm chủ doanh nghiệp, hợp tác xã mà mình là người đại diện hợp pháp. Khoản 5 Điều 15 Luật Phá sản đưa ra quy định buộc những người này phải thực hiện nghĩa vụ nộp đơn trong vòng 3 tháng, kể từ ngày nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản. Quá thời hạn nêu trên, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có thể nhận thấy rằng đây là một điểm mới của Luật Phá sản năm 2003 so với văn bản cùng lĩnh vực trước đó: Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 cũng xác định việc nộp đơn là nghĩa vụ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, nhưng vấn đề này chỉ dừng lại với quy định phải nộp đơn mà không có bất kỳ tiêu chí mang tính định lượng nào được đưa ra. Tuy nhiên, cũng nên bàn thêm về khả năng thực hiện quy định tại Khoản 5 Điều 15 Luật Phá sản. Chúng tôi cho rằng, tính khả thi của quy định này không thực sự rõ ràng, vì mặc dù luật đã xác định thời hạn phải nộp đơn của các chủ thể này, nhưng thời điểm bắt đầu cho thời hạn đó là cả một vấn đề, lúc nào thì được coi là “nhận thấy” và từ việc “nhận thấy” đến “buộc
phải nhận thấy” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cơ sở nào để áp dụng trách nhiệm đối với chủ doanh nghiệp, hợp tác xã khi họ “chưa nộp đơn”? vì