5. Kết cấu của luận án
2.2. Những ưu điểm cơ bản của Luật Phá sản năm 2004
2.2.3. Về phạm vi điều chỉnh
Tại Điều 1 Luật Phá sản năm 2004 quy định: "Luật này quy định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản, điều kiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, HTX bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia yêu cầu giải quyết phá sản".
Với quy định này dễ dàng nhận thấy cùng với thủ tục thanh toán, Luật Phá sản Việt Nam năm 2004 đã coi thủ tục phục hồi là nội dung quan trọng của thủ tục phá sản. Điều này phù hợp với xu hướng chung về Luật Phá sản hiện đại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Luật Phá sản Hoa Kỳ năm 1978 đã được sửa đổi bổ sung năm 1994 cho phép người quản lý doanh nghiệp lựa chọn phương án xử lý tình trạng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, theo đó Tòa án sẽ can thiệp giúp doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi bằng cách yêu cầu tạm hoãn nợ, tạm thời chưa giải quyết những tài sản phải thanh toán. Đại diện doanh nghiệp sẽ có thời hạn 4 tháng để xây dựng phương án phục hồi, có thể gia hạn thêm 2 tháng nếu vẫn không phục hồi thì lúc này mới áp dụng thủ tục thanh toán [67].
Đạo luật về doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn của Cộng hòa Pháp năm 2005 khi nói về thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đã đưa ra 3 thủ tục cơ bản trong đó có thủ tục phục hồi doanh nghiệp.
Khi xây dựng dự thảo Luật Phá sản năm 2004 sửa đổi có nhiều ý kiến đề nghị không nên quy định trong Luật nội dung về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán. Theo
của Luật Phá sản năm 2004, vì ngoài việc đảm bảo sự tương thích với pháp luật phá sản của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, nó còn phù hợp với xu hướng Luật Phá sản hiện đại trên thế giới. Bên cạnh đó, việc quy định thủ tục này trong Luật Phá sản năm 2004 còn đáp ứng được những mục tiêu sau đây:
Thứ nhất: Lâm vào tình trạng phá sản và doanh nghiệp có bị phá sản
trên thực tế hay không là hai việc khác nhau. Một trong những vai trò cơ bản của Luật phá sản là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả chủ nợ và con nợ. Thông qua thủ tục phục hồi cho phép con nợ cơ cấu lại tổ chức, đổi mới hoạt động, tiết giảm chi phí... và như vậy họ vẫn có cơ hội vực dậy và phát triển doanh nghiệp. Điều này có lợi cho doanh nghiệp, cho chủ nợ và cho cả nền kinh tế nói chung. Về phía chủ nợ, chắc chắn là họ muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển để có thêm cơ hội thu được khoản nợ đầy đủ hơn là việc doanh nghiệp bị phá sản ngay lập tức để rồi chỉ thu được một phần, thậm chí là mất trắng khoản nợ. Hơn nữa, việc doanh nghiệp có được phép phục hồi hay không là hoàn toàn không thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án (thẩm phán phụ trách vụ việc) mà phụ thuộc vào quyết định của chủ nợ trên cơ sở thiện chí và phương án hành xử của doanh nghiệp mắc nợ (sự thỏa thuận của các bên tại Hội nghị chủ nợ).
Thứ hai: Tiếp tục kế thừa thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong
Luật Phá sản năm 2004 cũng là hướng đi phù hợp với chủ trương chung hiện nay của Việt Nam là tái cơ cấu nền kinh tế, phục hồi tăng trưởng.
Thứ ba: Không cần phải lo lắng việc áp dụng thủ tục phục hồi sẽ làm
phức tạp và kéo dài thủ tục phá sản - một việc làm không cần thiết đối với những doanh nghiệp không thể phục hồi. Vấn đề này Luật Phá sản 2004 đã dự liệu và có phương án xử lý linh hoạt, hợp lý. Cụ thể, theo quy định của Luật Phá sản 2004, nếu doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi, Tòa án có quyền chuyển thẳng sang thủ tục thanh toán, thậm chí nếu doanh nghiệp
không còn tài sản để thanh lý, Tòa án có thể chuyển sang thủ tục ra quyết định tuyên bố phá sản ngay sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (thủ tục phá sản rút gọn).
Tóm lại, việc quy định thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp mắc nợ như Luật Phá sản 2004 là hoàn toàn hợp lý. Đây là ưu điểm cần phải kế thừa khi sửa đổi, bổ sung văn bản này. Mục đích của Luật Phá sản là vực dậy, cứu vớt doanh nghiệp chứ không phải triệt hạ doanh nghiệp, bởi đằng sau vụ phá sản là rất nhiều hệ lụy khác mà nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu. Do vậy, bỏ hay không bỏ quy định này khi hoàn thiện pháp luật phá sản cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Hiên tại nội dung này cũng đã được tiếp tục kế thừa khi Luật Phá sản năm 2014 dành hẳn chương 7 với 10 điều ( từ Điều 87 đến Điều 96) quy định chi tiết về thủ tục phục hồi.