5. Kết cấu của luận án
3.1. Về bộ máy thực thi pháp luật phá sản
3.1.1. Cơ quan Tòa án
Có thể nói rằng, Luật Phá sản Việt Nam thời gian qua chưa đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của một đạo luật nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ trong điều kiện kinh tế thị trường. Cũng giống như Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật Phá sản 2004 chưa đi vào cuộc sống như kỳ vọng của nhà làm luật, giới kinh doanh và nhiều chủ thể khác trong xã hội, nó dường như cũng đang “lâm vào tình trạng phá sản”. Người ta đang bàn nhiều và sẽ còn phải bàn nhiều về việc tại sao Luật Phá sản của chúng ta liên tiếp kém hiệu quả trong thực tiễn? Lý do cơ bản của tình trạng này nằm ở các quy định của pháp luật về phá sản hay tại nền tư pháp Việt nam không đáp ứng được những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, chưa sẵn sàng cho môi trường kinh tế đang có sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Công cụ này không được giới kinh doanh sử dụng như là phương tiện hữu hiệu để giải quyết các vụ mất khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh hoặc họ không thích kiện tụng, không thích mang việc đòi nợ ra Tòa án theo thủ tục phá sản mà lựa chọn các hình thức đòi nợ khác hiệu quả hơn, đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc hơn? Trả lời câu hỏi này là việc mà các nhà làm luật cũng như thẩm phán, luật sư, và giới nghiên cứu cần phải làm sáng tỏ.
Điều đầu tiên, phải khẳng định rằng Luật Phá sản 2004 là một bước phát triển mới của pháp luật phá sản Việt Nam, với nhiều điểm tiến bộ, khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993. Mặt khác, nghiên cứu cho thấy, việc Luật Phá sản 2004 chưa phát huy hiệu quả
thức - tâm lý, kinh tế - xã hội… đến các nguyên nhân về mặt pháp lý do những hạn chế, khiếm khuyết trong bản thân Luật Phá sản 2004 và các văn bản có liên quan. Trong phạm vi của đề tài luận án này, xin nêu ra một số vấn đề còn hạn chế, khiếm khuyết trong bản thân Luật Phá sản 2004.
Vai trò của Tòa án trong quá trình giải quyết phá sản được Luật Phá sản
năm 2004 quy định là tương đối lớn. Trong khi đó năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán ở nước ta như hiện tại phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Phá sản là vụ việc tương đối phức tạp mang yếu tố lợi ích đa chiều, liên quan đến rất nhiều nghiệp vụ mà khi giải quyết người có thẩm quyền phải tinh thông. Vì vậy, Thẩm phán ngoài việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ pháp lý còn phải là những người có kiến thức rộng rãi ở các lĩnh vực khác như: định giá tài sản, quản trị doanh nghiệp, tài chính kế toán..
Thủ tục phá sản hiện tại ở Việt Nam cũng giống như pháp luật Phá sản của nhiều nước trên thế giới mục đích chủ yếu của giải quyết phá sản không phải để thanh lý tài sản mà ngày càng quan tâm hơn tới thủ tục phục hồi. Vì chỉ có như vậy thì lợi ích của các bên mới được dàn xếp thỏa đáng; chủ nợ vẫn có cơ hội tiếp tục kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận trả nợ và tích lũy riêng cho mình, Nhà nước vẫn có cơ hội thu thuế từ hoạt động của doanh nghiệp, chủ nợ vẫn còn có cơ hội để thu được toàn bộ khoản nợ trong tương lai mà không bị mất một phần hoặc thậm chí mất hết khi con nợ đóng cửa. Người lao động vẫn còn có cơ hội có việc làm. Để đạt được điều này, việc đầu tiên là phụ thuộc vào năng lực tài chính hiện tại của con nợ cũng như khả năng lèo lái doanh nghiệp trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, năng lực của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ phá sản đóng vai trò không nhỏ. Với thực trạng giải quyết phá sản như hiện nay, các chủ thể có liên quan có vẻ như không mấy mặn mà với thủ tục này; chủ nợ không mấy hào hứng với việc hưởng quyền nộp đơn, họ không hào hứng vì không phải họ không muốn
được nhà nước bảo vệ họ thông qua pháp luật phá sản mà có lẽ họ cho rằng lợi ích của họ khó mà được bảo vệ một cách thỏa đáng thông qua thủ tục này. Do vậy, thay vì nộp đơn họ thực hiện quyền đòi nợ thông qua nhiều hình thức khác ngoài phá sản. Điều này dễ dàng minh chứng qua số liệu thống kê về số vụ việc phá sản mà Tòa án thụ lý thời gian qua. Về phía doanh nghiệp mắc nợ, họ cũng sẽ không nộp đơn nếu thủ tục phá sản chưa đem lại lợi ích mà họ mong muốn. Vì rằng, khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh đối với họ là rất thấp, việc phải đóng cửa doanh nghiệp là rất hiện hữu. Câu chuyện hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế nhiều khi vẫn ám ảnh con nợ, làm cho họ phải cân nhắc khi quyết định đệ đơn, cho dù hơn ai hết họ tự biết mình đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản. Khi bàn về thực trạng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và giải quyết phá sản PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã viết
“Khởi kiện tại Tòa, khiếu nại một quyết định, bảo lưu một ý kiến…hết thảy
đều là những biểu hiện đa dạng của tố quyền - quyền của người dân để bảo vệ công quyền, để bảo vệ lợi ích của mình, mỗi quyền lợi nếu thiếu công cụ thực hiện- thiếu tố quyền, cũng mới chỉ là quyền trên giấy, mà chưa được đảm bảo thi hành bởi quyền lực công” [37, Tr674]. Sau đó để khẳng định cho
việc thực thi luật pháp phần nhiều phụ thuộc vào bộ máy tổ chức thực thi
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa viết tiếp “ Trong bối cảnh cấp tập cải cách nền tư
pháp dưới sức ép của cạnh tranh kinh tế đã mang tính toàn cầu, nếu chỉ vay mượn pháp luật trên giấy, mà thiếu sự sẵn sàng du nhập tư duy pháp lý ẩn chứa sau những đạo luật đó thì khoảng cách giữa luật đó và thực tế cuộc sống ngày càng tăng. Sự thiếu luật, hoặc pháp luật đơn sơ giản dị, không nguy hiểm bằng một xã hội đầy ắp pháp luật song không được người dân tuân thủ. Từ tố quyền, chức năng giữ gìn công lý của Tòa án cho tới sự độc lập của Tòa án là vai trò của hỗ trợ tư pháp - những tư duy pháp lý phương tây này cần có môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với hy vọng mang lại lợi ích cho nền kinh tế” [37, Tr688].