Khái niệm về phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành luận án TS luật 62 38 01 07 (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của luận án

2.1. Lý thuyết về phá sản và pháp luật về phá sản

2.1.1. Khái niệm về phá sản

Thuật ngữ phá sản bắt nguồn từ chữ “ruin” trong tiếng La tinh, có nghĩa là “sự khánh tận”. Khái niệm này dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi của một chủ thể kinh doanh mà biểu hiện trực tiếp của sự mất cân đối ấy là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Trong thuật ngữ tiếng Anh, phá sản là “bankruptcy” hoặc “Banqueroute” trong tiếng Pháp. Cả hai danh từ này đều bắt nguồn từ chữ “Bancanetta” của La mã, có nghĩa là “chiếc ghế bị gãy”. Ở thời La mã các thương gia ở thành phố thường họp nhau lại để xem xét việc làm ăn và công nợ. Người nào mất khả năng thanh toán công nợ sẽ bị mất quyền tham gia đại hội thương gia và ghế của họ cũng bị đem ra khỏi hội trường.

Cùng với cách hiểu trên, các luật gia Mỹ khi tiếp cận về thuật ngữ phá sản lại cho rằng phá sản bắt nguồn từ chữ Latin “Banque” có nghĩa là cái bàn hoặc cái ghế dài và từ “Ruptus” có nghĩa là bị gãy. Hình tượng này được sử dụng để chỉ sự thất thế của một thương gia trên thương trường khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Như vậy, thuật ngữ phá sản dù được lý giải rất khác nhau về xuất xứ, song khái niệm này đều được sử dụng để chỉ sự đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh của một thương nhân hay của một doanh nghiệp .

Theo từ điển tiếng Việt thì “Phá sản” là tình trạng tài sản chẳng còn gì và thường là vỡ nợ, thất bại do kinh doanh bị thua lỗ. “Vỡ nợ” là lâm vào tình trạng bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán hết tài sản mà

người mắc nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) tuyên bố phá sản và phân chia tài sản còn lại của người mắc nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật quy định. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thuật ngữ này dường như không được biết đến. Pháp luật phá sản và thuật ngữ phá sản chỉ thực sự được sử dụng trở lại kể từ khi có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường. Theo đó, hiện tượng phá sản dưới tác động của cạnh tranh đã trở thành hiện tượng bình thường và tất yếu. Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị Toà án ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ và đóng cửa doanh nghiệp theo thủ tục luật định. Tuy nhiên, pháp luật của một số nước, thuật ngữ “phá sản” được sử dụng với nghĩa hẹp hơn để chỉ một số trường hợp cụ thể, khi người mắc nợ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây thiệt hại cho các chủ nợ. Pháp luật của các quốc gia này thường sử dụng thuật ngữ “insolvency” (không có khả năng trả nợ hay khánh tận) để thay thế cho thuật ngữ “bankruptcy” (phá sản). Nhìn chung, những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, chế định “vỡ nợ” hay “phá sản” luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về kinh doanh.

Tóm lại, theo ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông thì phá sản được hiểu là sự “vỡ nợ”, “khánh tận” là “khuynh gia bại sản” mà thực chất là làm ăn thua lỗ đến mức không thể trả được nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành luận án TS luật 62 38 01 07 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)