5. Kết cấu của luận án
2.3. Pháp luật phá sản ở một số nước trên thế giới
2.3.3. Pháp luật phá sản Trung Quốc
Xét về nhiều phương diện Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng: về văn hóa, chính trị, xã hội, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Đặc biệt về thể chế chính sách và cơ chế kinh tế.
Luật Phá sản doanh nghiệp của Trung Quốc lần đầu tiên được thông qua năm 1986. Khác với Luật Phá sản đầu tiên của Việt Nam (Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993) Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc chỉ áp dụng cho khối doanh nghiệp Nhà nước.
Hiện nay Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc đã được thay thế bởi Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2006. Một trong số những điểm mới quan trọng của Luật mới này là mở rộng phạm vi áp dụng. Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc năm 2006 được áp dụng cho tất cả các chủ thể kinh doanh tồn tại dưới hình thức pháp lý là doanh nghiệp, không có sự phân biệt quốc doanh hay dân doanh. Với sự mở rộng về phạm vi áp dụng này làm cho pháp luật phá sản Trung Quốc tương thích hơn với pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Luật này vẫn không áp dụng đối với cá nhân vỡ nợ, điểm này giống với Luật Phá sản Việt Nam hiện hành.
Một nội dung quan trọng nữa trong Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc 2006 là tiền đề để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Điều 2 quy định “Khi pháp nhân, doanh nghiệp không thể thanh toán trái vụ đến hạn và tài sản không đủ để thanh toán toàn bộ trái vụ hoặc rõ ràng thiếu
này”. Về dấu hiệu này của Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc khá tương đồng với dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản của nước ta. Điều 3 Luật Phá sản 2004 quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, khi chủ nợ có yêu cầu”. Theo quy định này thì doanh nghiệp sẽ bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi hội đủ hai điều kiện sau:
- Không thanh toán được các khoản nợ đến hạn. - Có sự truy đòi từ phía chủ nợ.
Ở điều kiện thứ nhất đã bao hàm toàn bộ dấu hiệu được quy định ở Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam năm 1993 đó là mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Điều này được lý giải là nếu ở vào bất kỳ một thời điểm nào đó nếu tổng giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp nhỏ hơn tổng các khoản nợ đến hạn phải thanh toán thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Nội dung này đồng nhất với “Tài sản không đủ để thanh toán toàn bộ trái vụ…” ( Điều 2 Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc)
Cả Luật Phá sản Việt Nam năm 2004 và Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc hiện hành đều không lấy khoản nợ mất khả năng thanh toán cụ thể cùng như thời gian chậm thanh toán để làm căn cứ xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Về vấn đề người quản lý tài sản của Luật Phá sản Trung Quốc quy định về người quản lý (quản tài viên) khá giống với khái niệm người được ủy thác quản lý tài sản phá sản trong thủ tục phá sản của Mỹ. Vai trò của người quản lý là giúp đỡ chủ nợ và đảm bảo cho việc phá sản được diễn ra thuận lợi. Đây là nội dung mà Việt Nam có thể tham khảo khi sửa đổi Luật Phá sản.
Một điểm mới nữa của Luật Phá sản Trung Quốc hiện tại so với trước đó và khác biệt rất rõ so với Luật Phá sản Việt Nam là thứ tự ưu tiên thanh toán trong thủ tục thanh lý tài sản. Theo Luật Phá sản doanh nghiệp Trung
Quốc 2006 thì chủ nợ thương mại được ưu tiên thanh toán trước người lao động. Trong khi thứ tự theo Luật Phá sản Việt Nam 2004 là: (i) Chi phí phá sản; (ii) Người lao động; (iii) Chủ nợ không có bảo đảm.
Tóm lại, theo Luật Phá sản Trung Quốc, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì bị xem xét khả năng doanh nghiệp bị phá sản. Chủ nợ, con nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ và hai thủ tục cơ bản của phá sản được lựa chọn là: Thủ tục thanh lý và thủ tục phục hồi [23].