hình 3.11.14 Sự hợp thành thiết bị hạ thủy bằng viên bi lăn
1. Viên bi 2. Dụng cụ giữ khoảng cách 3. Tấm dẫn hướng 4. Máng trượt 5. Đường trượt 6. Bánh xe 7. Thanh ray
2. Viên bi lăn
a. Vật liệu viên bi lăn: Thép chất lượng tốt, các-bon cao hoặc thép ổ bi crôm cao. b. Đường kính viên bi lăn: 85 ~ 100mm, đường kính 90mm được dùng rộng rãi nhất. c. Phụ tải sử dụng của viên bi.
Pb – phụ tải sử dụng của viên bi d – đường kính viên bi, mm
Đối với viên bi thép có đường kính là 90mm, phụ tải sử dụng bình thường của nó là 39KN/viên, (4T/viên); qua thí nghiệm có thể chịu đựng phụ tải tức thời khi đuôi tàu nổi lên là 147KN/viên (15T/viên).
d. Hệ số ma sát của viên bi lăn: Hệ số ma sát tổng cộng của thiết bị hạ thủy vào khoảng 0,02 ~ 0,025, khi tính toán lấy 0,025.
e. Yêu cầu chất lượng đối với viên bi lăn.
- Bề mặt nhẵn bóng, không có vũng lõm và khe nứt.
- Sai số cho phép khi chế tạo: đường kính ± 0,2mm, mặt viên bi - 0,1mm. - Độ sâu cục bộ và tổng ăn mòn do sét gỉ không được vượt quá 1,5mm. 3. Tấm dẫn hướng
a. Vật liệu tấm dẫn hướng: Thép tấm thường. b. Phụ tải sử dụng của tấm dẫn hướng:
Pm = 4,9α t (N), hoặc Pm = 0,5α t (Kgf) Trong công thức:
Pm – phụ tải sử dụng bình quân của tấm dẫn hướng. t – chiều dày của tấm thép, mm.
α - hệ số, quyết định bởi vật liệu của nền móng (đường trượt) ở phía dưới tấm dẫn hướng. Gỗ tùng chất lượng cao lấy α = 18, gỗ cứng lấy α = 22, bê tông lấy α = 25.
c. Chiều dày của tấm dẫn hướng: Chiều dày của tấm dẫn hướng được tính theo công thức dưới đây:
t = 0,32 Pαb (khi đơn vị của Pb là N) hoặc t = Pαb (khi đơn vị của Pb là Kgf) Trong công thức:
t – chiều dày của tấm dẫn hướng, mm Pb – phụ tải sử dụng của viên bi lăn α - hệ số; xem công thức trên
Độ dày của tấm dẫn hướng phổ thông thường lấy 18mm (hệ số an toàn khoảng 2), độ dày tấm dẫn hướng khu vực đuôi tàu nổi thường lấy 25 ~ 30mm (hệ số an toàn khoảng 1,5).
4. Thanh ray
hình 3.11.15 Kích thước và hình dạng tiết diện thanh ray hình 3.11.16 Hình dạng dụng cụ giữ khoảng cách 5. Dụng cụ giữ khoảng cách
a. Hình dạng của dụng cụ giữ khoảng cách, như hình 3.11.16. b. Kích thước của dụng cụ giữ khoảng cách.
Kích thước của dụng cụ giữ khoảng cách phải căn cứ vào chiều rộng của đường trượt để xác định, đồng thời cần phải xét đến có thể dùng sức người để di chuyển (2 người khiêng lên để di chuyển). Kích thước thường dùng của nó ước khoảng trên dưới 1000 x 650 ~ 750mm. c. Số lỗ của dụng cụ giữ khoảng cách.
Dụng cụ giữ khoảng cách kiểu phổ thông được thiết lập ở vùng phụ tải bình thường, mỗi một mét vuông nên có 12 ~ 14 lỗ lõm (tức phải có 12 ~ 14 viên bi đi qua).
Dụng cụ giữ khoảng cách kiểu chuyên dụng – thiết kế ở vùng đuôi tàu nổi, mỗi mét vuông nên có 21 ~ 26 lỗ lõm (tức phải có 21 ~ 26 viên bi đi qua).
d. Vật liệu của dụng cụ giữ khoảng cách: Thép thường.