Pháp luật về tự do lập hội tại Việt Nam trước Đổi mới (1986)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 52)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO LẬP HỘI

2.1. Pháp luật về tự do lập hội tại Việt Nam trước Đổi mới (1986)

Quyền tự do lập hội của công dân luôn được Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trong suốt quá trình cách mạng giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là kết quả của việc tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kêu gọi sự chung sức, hợp lực của đông đảo nhân dân nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, phát-xít Nhật và chính quyền phong kiến, đem lại nền độc lập, dân chủ cho đất nước Việt Nam. Nhìn nhận được vai trò quan trọng của các tổ chức quần chúng nhân dân, thời kỳ này Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện, trong đó nêu rõ các đòi hỏi về quyền lập hội như trong Chính cương vắn tắt của Đảng năm 1930 yêu cầu đấu tranh để “dân chúng được tự do tổ chức”, hoặc trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương năm 1930 kêu gọi nhân dân được “tự do tổ chức, ngôn luận, tụ họp, bãi công, biểu tình, thị oai tuần hành”,…

Sau khi giành được chính quyền năm 1945, năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đã ghi nhận tại Điều 10 với nội dung: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Như vậy, ngay từ những ngày đầu tiên giành được độc lập, quyền tự do lập hội và hội họp của công dân Việt Nam đã được ghi nhận là quyền hiến định, được bảo vệ bởi văn bản luật cao nhất là Hiến pháp.

Cộng hòa đã ban hành Luật về quyền lập hội theo Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957. Toàn văn văn bản bao gồm 12 điều luật với nội dung cơ bản như sau: Điều 1 Luật về quyền lập hội tái khẳng định sự tôn trọng và bảo đảm quyền lập hội của nhân dân, chủ thể của quyền này là tất cả mọi người, “trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật” (Điều 2). Theo đạo luật này, nội hàm quyền lập hội bao gồm quyền thành lập hội và quyền tự do gia nhập/rời bỏ hội. Về thủ tục đăng ký, Điều 3 quy định “lập hội phải xin phép”, mục đích lập hội phải chính đáng nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, cầm thành lập các hội hoạt động nhằm “chống pháp luật, chống lại chế độ, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, chia rẽ dân tộc, hại đến thuần phong mỹ tục, phá hoại sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của Tổ quốc, phá tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tuyên truyền chiến tranh”; luật này cũng không điều chỉnh các hội có mục đích kinh tế và “các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thờ kỳ kháng chiến”. Quy định liên quan đến hoạt động hội được nêu khái quát tại Điều 5, theo đó hội “phải hoạt động theo đúng điều lệ hội và theo đúng các luật lệ hiện hành”, hội được thu phí hội viên và thưa kiện trước Tòa án. Cơ chế bảo vệ quyền lập hội được quy định tại Điều 2 “không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác”, và tại Điều 7 người nào xâm phạm đến quyền tự do lập hội của người khác có thể bị cảnh cáo đến truy tố trước tòa và xử phạt tù. Cơ chế quản lý và giám sát của nhà nước với hội chưa rõ ràng, chỉ quy định chung rằng hội có thể bị giải tán và tài sản hội bị tịch thu nếu hoạt động hội vi phạm các quy định theo luật này.

Nhìn chung, Luật về quyền lập hội năm 1957 đã bao quát được các vấn đề chính của quyền lập hội, dựa trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và pháp

luật bảo vệ quyền lập hội của người dân. Tuy nhiên, có thể thấy ngay từ thời kỳ này, do đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị, đã có sự phân biệt giữa các đoàn thể quần chúng nhân dân thuộc Mặt trận dân tộc thống nhất (hay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) với các hội do người dân thành lập. Về mặt pháp lý, cho đến nay Sắc lệnh 102 vẫn còn hiệu lực, nhưng trên thực tế các quy định này đã bị thay thế bởi các Nghị định quy định về hội của Chính phủ.

Đến năm 1959, Quốc hội ban hành Hiến pháp mới, tạo cơ sở hiến định thiết lập nền kinh tế kế hoạch hóa ở Việt Nam, đồng thời tổ chức chính quyền có nhiều nét mô phỏng các mô hình chính quyền ở các nước XHCN giai đoạn đó [5]. Mặc dù pháp luật thời kỳ này Nhà nước tập trung vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, các vấn đề liên quan đến quyền và tự do dân chủ của nhân dân vẫn được Nhà nước coi trọng, trong đó quyền tự do lập hội được quy định là một quyền hiến định tại Điều 25 Hiến pháp năm 1959. Điều này ghi nhận: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng những quyền đó”. Bước tiến của quyền lập hội trong Hiến pháp 1959 so với Hiến pháp năm 1946 được thể hiện ở chỗ Hiến pháp 1959 đã quy định cụ thể và trực tiếp công dân Việt Nam có quyền lập hội, trong khi đó Hiến pháp 1946 chỉ quy định công dân Việt Nam có “quyền tự do tổ chức và hội họp”, mặc dù “tự do tổ chức” có thể được hiểu là tự do lập hội [9, tr.80]. Bên cạnh ghi nhận của Hiến pháp 1959, việc thành lập, tổ chức và hoạt động hội tiếp tục được điều chỉnh theo Sắc lệnh số 102/SL/L004 năm 1957 và Nghị định số 258/TTg năm 1957 quy định chi tiết thi hành Luật số 102/SL/L004.

Năm 1975, đất nước thống nhất hai miền Nam – Bắc, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng XHCN trên toàn đất nước trong điều kiện vô cùng khó khăn, đất nước kiệt quệ sau chiến tranh, bị bao vây và cấm vận bởi Mỹ và các

nước phương Tây, đồng thời phải tiếp tục duy trình các cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ khu vực biên giới. Năm 1980, Quốc hội ban hành Hiến pháp mới. Tuy nhiên, cũng như nhiều văn kiện khác thời kỳ này, pháp luật cũng tập trung vào hoạt động xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và xây dựng chính quyền theo mô hình Xô Viết, đề cao sở hữu toàn dân và quyền làm chủ tập thể, các quyền và tự do của công dân dù vẫn được ghi nhận, nhưng không được chú trọng thực hiện [5], biểu hiện trước tiên là Chương về Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân được đặt ở chương V của Hiến pháp 1980. Quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 67 như sau: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.” Như vậy, trên các văn kiện có giá trị pháp lý, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định quyền tự do lập hội của công dân Việt Nam và Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Tuy nhiên, thực tế thời kỳ này chỉ ra rằng, đây chính là giai đoạn quyền tự do lập hội phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước bằng các thủ tục hành chính hóa, đặc biệt đối với những hội mới. Điều 54 Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hòa những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.” Có thể thấy, pháp luật thời kỳ này phản ánh rõ nét ý chí của Đảng và Nhà nước khi đề cao quyền làm chủ tập thể mà ít quan tâm hoàn thiện quy định pháp luật về quyền và tự do của cá nhân, bao gồm cả quyền tự do lập hội. Vì lẽ đó, Luật số 102/SL-L004 năm 1957 về quyền lập hội vẫn được giữ

Thực tế lịch sử đã cho thấy mô hình kinh tế theo Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong những năm thực hiện chính sách kinh tế và quản lý đất nước theo quy định của Hiến pháp năm 1980, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Đứng trước tình hình thực tế đó, Đảng Cộng sản đã tiến hành cuộc Đổi mới vào năm 1986, tạo ra sự chuyển biến to lớn trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)