Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO LẬP HỘI
3.1. Các quan điểm nhằm hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội phải phù hợp và phản ánh tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền con người
Thể chế hóa đường lối và chủ trương của Đảng Cộng sản và thể hiện sự ghi nhận đối với các giá trị nhân quyền phổ quát, Hiến pháp năm 2013 ra đời đã phản ánh tinh thần tôn trọng và cam kết bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Quyền con người, quyền công dân được ghi nhận tại chương II của Hiến pháp, trong đó quyền lập hội được ghi nhận tại Điều 25 chương này.
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định.”. Quy định này là đảm bảo quan
trọng về mặt pháp lý cho việc thực hiện quyền lập hội của người dân, đồng thời đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các đạo luật tạo cơ sở pháp lý cho người dân thực hiện quyền của mình [8, tr.116].
Bên cạnh đó, Hiến pháp còn quy định các nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam đối với quyền con người nói chung, quyền tự do lập hội nói riêng, tương ứng với các nghĩa vụ quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (khoản 1, Điều 14). Quy định này rất quan trọng, vừa thể hiện sự hài hòa với luật nhân quyền quốc tế, vừa tạo cơ sở hiến định yêu cầu các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân.
pháp trước đó là quy định nguyên tắc về giới hạn quyền. Khoản 2 Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Nguyên tắc
giới hạn quyền của Hiến pháp năm 2013 tương ứng với nguyên tắc giới hạn quyền của luật nhân quyền quốc tế, theo đó quyền con người nói chung, quyền tự do lập hội nói riêng chỉ có thể bị hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe của công chúng. Việc quy định nguyên tắc giới hạn quyền trong Hiến pháp có vai trò rất quan trọng, giúp ngăn chặn khả năng các viên chức và cơ quan nhà nước tùy tiện đặt ra những hạn chế quyền, đồng thời ngăn chặn những hành động cực đoan trong việc hưởng thụ và thực hiện quyền của côn dân [8, tr.117].
Tóm lại, Hiến pháp năm 2013 chứa đựng những quy định rất tiến bộ về quyền con người, quyền công dân, vừa thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về quyền con người, vừa tương thích với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế. Quyền tự do lập hội là quyền hiến định, được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm thực hiện, vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quyền tự do lập hội theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 là tất yếu và cấp thiết.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội phải phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế có liên quan
Quyền tự do lập hội đầu tiên được ghi nhận tại Điều 20 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, được tái khẳng định và cụ thể hóa tại Điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, và tiếp tục được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác nhau. Đây là những cơ sở pháp lý ràng buộc các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm bảo đảm thực thi các quyền con người nói chung và quyền lập hội nói riêng.
tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị từ năm 1984. Hiến pháp năm 2013 khẳng định Việt Nam “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc
và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”,
vì vậy hoàn thiện pháp luật về quyền tự do lập hội phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế là cụ thể hóa những cam kết theo Hiến pháp và thực hiện các nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội phải bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với yêu cầu để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật giúp tạo dựng môi trường pháp lý an toàn, minh bạch. Hoạt động này đòi hỏi tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và với các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam là thành viên; VBQPPL do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với VBQPPL của cơ quan cấp trên; VBQPPL do UBND ban hành phải phù hợp với văn bản của HĐND cùng cấp; VBQPPL do một cơ quan ban hành phải thống nhất với nhau [43].
Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay nằm rải rác ở rất nhiều văn bản khác nhau, chủ yếu là các văn bản dưới luật được ban hành bởi Chính phủ và các Bộ, cơ quan ban ngành dưới Bộ. Các văn bản này dù cùng điều chỉnh về quyền tự do lập hội nhưng chưa đảm bảo tính đồng bộ, thiếu thống nhất, chứa đựng các quy định trùng lặp hoặc mâu thuẫn với nhau, tạo ra những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây cản trở việc thực hiện quyền tự do lập hội của người dân và sự quản lý chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước. Xuất phát từ thực
tiễn đó, yêu cầu để có hệ thống pháp luật thống nhất là cấp bách và cần thiết, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm nhẹ gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước, và quan trọng nhất là tạo ra các cơ chế thuận lợi để thúc đẩy việc thực hiện quyền tự do lập hội của người dân, huy động và phát huy vai trò của các hội đối với sự phát triển của đất nước.
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về tự do lập hội phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam
Cũng như xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm tính thống nhất, xây dựng VBQPLPL có tính khả thi cũng là một trong những yêu cầu của hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. VBQPPL có tính khả thi có thể đi vào cuộc sống, điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi để người dân và cơ quan nhà nước thực hành quyền và nghĩa vụ của mình [44].
Thực tế cho thấy các hội đoàn ở Việt Nam rất đa dạng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế lại càng phong phú hơn nữa, số lượng hội lớn và không ngừng gia tăng, hình thức hội đa dạng, hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội. Trong khi đó pháp luật về hội ở Việt Nam đã lỗi thời, không còn phù hợp với hoạt động hội trong bối cảnh hiện nay, xa rời tinh thần tôn trọng và bảo vệ quyền con người của Hiến pháp 2013, không tạo được môi trường để người dân hưởng thụ quyền tự do lập hội. Đứng trước thực trạng đó và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động hội, cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền tự do lập hội bảo đảm tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, tạo môi trường cho các hội hoạt động hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của đất nước và xã hội.