Q trình hình thành và hồn thiện những quy định về hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở nước ta gắn liền với quá trình hình thành và hồn thiện bộ máy nhà nước, đặc biệt là gắn liền với sự ra đời của bốn bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992). Có thể nói mỗi bản Hiến pháp là một bước phát triển của quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở nước ta.
2.1.1. Giai đoạn 1946 - 1959
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ra đời năm 1946 mặc dù không quy định cụ thể quyền giám sát của Nghị viện nhưng từ một số nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Nghị viện được quy định đã thể hiện được quyền năng giám sát của Nghị viện. Cụ thể là việc quy định Nghị viện có quyền kiểm sát và phê bình Chỉnh phủ, thơng qua hoạt động này Nghị viện có quyền thể hiện chính kiến, quan điểm đối với hoạt động của Bộ trưởng và Nội các "Bộ trưởng nào khơng được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức. Tồn bộ Nội các khơng phải chịu liên đới trách nhiệm về một hành vi của Bộ trưởng" (Điều 54
của Hiến pháp). Đối với hoạt động chất vấn, Điều 55 Hiến pháp 1946 quy định: "Các Bộ trưởng phải trả lời chất vấn bằng thư từ, hoặc trả lời chất vấn
bằng lời nói những điều chất vấn của Nghị viện hoặc Ban thường vụ. Kỳ hạn trả lời chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thư chất vấn".
Như vậy, do điều kiện hoàn cảnh lịch sử và năng lực lập pháp lúc đó nên các quy định về quyền năng giám sát của Quốc hội và quyền cũng như