Yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 78 - 81)

3 Đoàn đại biểu Quốc hội, 01 tổ

3.1. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA QUỐC HỘI

3.1. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Thực hiện chủ trương đổi mới, cùng với việc nâng cao vai trò của Quốc hội, tăng cường hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong thời gian gần đây hoạt động giám sát của Quốc hội cũng đã từng bước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, do yêu cầu khách quan của cuộc sống đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục đổi mới hoạt động của mình mà cụ thể là hiệu quả quả hoạt động chất vấn. Qua theo dõi thấy cử tri và nhân dân cho rằng chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tuy đã có tiến bộ vẫn cịn nhiều hạn chế. Yêu cầu đổi mới hoạt động chất vấn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khách quan sau đây:

Một là, do đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong tình hình

hiện nay.

Quá trình đổi mới một cách tồn diện đất nước đã và đang đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải nắm bắt kịp thời nhu cầu của cử tri để hoạt động một cách có hiệu quả. Hoạt động của Quốc hội thể hiện sâu sắc cơ chế dân chủ, công khai tạo điều kiện để cư tri và nhân dân cả nước giám sát các hoạt động của Nhà nước nói chung và của Quốc hội nói riêng. Sự cố gắng, sự tiến bộ đã đạt được vừa qua mới chỉ là bước đầu, so với yêu cầu chức năng và hoạt động của Quốc hội cũgn như sự đòi hỏi của cư tri thì thấp nhất. Cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực hiện và lý luận để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhất là hoạt động chất vấn để hoạt động của Quốc hội đáp ứng này càng đầy đủ hơn yêu cầu của cuộc sống.

Hai là, từ yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa.

Một trong những u cầu có tính nguyên tắc của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công dân. Là một bộ phận của hệ thống hoạt động chất vấn cùa đại biểu Quốc hội nói riêng cũng phải được sửa đổi, bổ sung chi phù hợp. Mọi hoạt động của đại biểu Quốc hội đều phải tuân thủ nghiêm minh những quy định của pháp luật do vậy để đáp ứng kịp thời quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay thì điều quan tâm là việc tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động chất vân và trả lời chất vấn. Đáp ứng yêu cầu này chính là việc làm phản ánh tính nề nếp, kỷ cương và kỷ luật trong sinh hoạt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Với việc quy định cụ thể trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, các chủ thể tham gia hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn có những quyền hạn, nghĩa vụ tương xứng với địa vị pháp lý của mình. Theo đó, đại biểu Quốc hội có quyền nêu câu hỏi chất vấn, thậm chí có thể theo đuổi đến cùng vấn đề mà mình chất vấn, nhưng khơng thể vượt q giới hạn thời gian cho phép. Người trả lời chất vấn có nghĩa vụ trả lời đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi mà đại biểu nêu ra, nhưng cũng có quyền từ chối trả lời những vấn đề thuộc phạm vi bí mật quốc gia hoặc những vấn đề khơng thuộc thẩm quyền và phạm vi lĩnh vực mình phụ trách.

Ba là, cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động chất vấn và trả lời

chất vấn còn một số hạn chế.

Các quy định cịn mang tính chung chung, chưa cụ thể để thực hiện, tính khả thi chưa cao do thiếu các biện pháp bảo đảm. Thêm vào đó các quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội còn rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, mặc dù có những sửa đổi, bổ sung quan trọng

trong thời gian gần đây khi Quốc hội qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, nhưng khi nhìn chung vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn. Yêu cầu đặt ra là phải tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo một trật tự thống nhất, với những trình tự, thủ tục cụ thể. Tránh sự tuỳ tiện trong việc sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia vào hình thức giám sát tối cao, trực tiếp của tập thể các đại biểu do cử tri cả nước bầu ra - tức Quốc hội. Đặc biệt, kể từ khi các phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, thì hoạt động này cịn được diễn ra công khai, trước sự chứng kiến của cử tri và nhân dân cả nước. Điều đó địi hỏi hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội phải được tuân thủ chặt chẽ bởi các khâu, các bước theo một quy trình nhất định, do chính Quốc hội đặt ra.

Bốn là, việc xác định trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội cần được thực hiện đầy đủ hơn.

Với các bước của quy trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, một vấn đề cụ thể liên quan đến quốc kế dân sinh có thể được mổ xẻ tỷ mỷ; trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát của Quốc hội sẽ được xác định rõ hơn. Tuỳ vào tính chất, mức độ của vấn đề đang được chất vấn mà Quốc hội có thể quyết định tiếp tục làm rõ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc quyết định giao cho một cơ quan của Quốc hội giám sát, hay kết thúc việc trả lời chất vấn bằng một nghị quyết xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Năm là, đòi hỏi cao hơn về kỹ năng đối thoại, tranh luận giữa các chủ

thể tham gia hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội. Chính các quy định về quy trình chất vấn và trả lời chất vấn sẽ tạo tiền đề cho các bên nâng cao kỹ năng đối thoại, tranh luận để cùng giải quyết những vấn đề mà Quốc hội và nhân dân quan tâm. Quy trình chất vấn và trả

lời chất vấn cũng có tác động và ảnh hưởng khơng nhỏ tới khơng khí sinh hoạt tại các phiên họp công khai của Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)