3 Đoàn đại biểu Quốc hội, 01 tổ
2.2.5. Những hạn chế trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội trong thời gian qua
của Quốc hội trong thời gian qua
Tuy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song, hoạt động này vẫn còn một số hạn chế sau đây.
2.2.5.1. Hạn chế trong các quy định hiện hành về chất vấn và trả lời chất vấn
chất vấn và trả lời chất vấn thể hiện ở một số điểm cơ bản đó là:
- Thủ tục chuẩn bị chất vấn và trả lời chất vấn còn chung chung, thiếu nhiều chi tiết, chưa thể hiện hết yêu cầu đặt ra cho nội dung hoạt động này: Ví dụ như: thiếu các thủ tục ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội đánh giá văn bản trả lời chất vấn trong tình huống người trả lời không "trả lời đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục"(Nội quy kỳ họp Quốc hội) để thể hiện chính kiến tiếp theo. Thủ tục lựa chọn người trả lời chất vấn và những vấn đề để tập trung chất vấn và trả lời chất vấn ở từng kỳ họp chưa cụ thể.
- Một số quy định về thời gian trong chất vấn và trả lời chất vấn chưa có hoặc chưa hợp lý: Ví dụ như, chưa có quy định về thời gian đại biểu Quốc hội gửi câu hỏi chất vấn bằng văn bản. Quy định "người bị chất vấn trả lời
trực tiếp từng vấn đề thuộc nội dung chất vấn; thời gian trả lời chất vấn về từng vấn đề không quá 15 phút; đại biểu Quốc hội có thể nêu thêm câu hỏi liên quan đến nội dung trả lời chất vấn; thời gian nêu câu hỏi không quá 3 phút"
chưa thật sự phù hợp, có những vấn đề khơng nhất thiết phải trả lời đến 15 phút nhưng người bị chất vấn trả lời kéo dài làm hạn chế thời gian của việc hỏi và trả lời những câu hỏi sau.
- Thủ tục đánh giá kết quả chất vấn và trả lời chất vấn còn thiếu: Các văn bản pháp lý về chất vấn và trả lời chất vấn đã quy định: sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Tuy nhiên luật hiện hành không quy định thủ tục, cách tiến hành như thế nào, "khi cần thiết" có phải là chỉ khi có "vấn đề về trách nhiệm của người bị chất vấn" hay không, trách nhiệm của người trả lời chất vấn là loại trách nhiệm gì, hoạt
động chất vấn và trả lời chất vấn có mối quan hệ gì với việc bỏ phiếu tín nhiệm... Do đó, Luật khơng đi vào thực tiễn và vơ hình trung đã làm hạn chế rất lớn đến kết quả giám sát bằng hình thức chất vấn.
- Cơ chế giải quyết những vấn đề hậu chất vấn cần được quy định cụ thể: Mặc dù Luật đã quy định trách nhiệm của người trả lời chất vấn phải thực hiện các vấn đề mà đại biểu Quốc hội kiến nghị, chất vấn, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể ra Nghị quyết về chất vấn nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế và chế tài bảo đảm để những người có trách nhiệm (các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành…) thực hiện việc này một cách đầy đủ, nghiêm túc các chất vấn của đại biểu Quốc hội lại đang thiếu.
Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn ở khóa XI, khóa XII của Quốc hội, sau trả lời chất vấn trực tiếp đối với từng vị Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Quốc hội thường tóm tắt và lưu ý một số nội dung chính, tạm coi như là nhận xét của Quốc hội; hoặc cuối phiên chất vấn, Đoàn thư ký tổng hợp các giải pháp, lời hứa của người bị chất vấn để theo dõi việc thực hiện. Việc làm thực tế này là cần thiết nhưng yêu cầu cao hơn là phải luật hóa các thủ tục hợp lý để thể hiện rõ ý chí của Quốc hội qua các phiên chất vấn, làm cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội mới có thực sự có hiệu lực. Sau thời gian dài bàn bạc, cân nhắc, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã ban hành một nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy vậy, nội dung của nghị quyết chủ yếu là để đánh giá sơ bộ về phiên chất vấn, nhắc nhở các vị được chất vấn phải thực hiện trách nhiệm của mình và giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức các phiên chất vấn giữa hai kỳ họp với một số thành viên Chính phủ chưa có điều kiện, thời gian trả lời trên Hội trường mà chưa nêu được cụ thể những vấn đề thuộc trách nhiệm của những người đã trả lời chất vấn, những vấn đề Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp.
Nhìn chung, các văn bản pháp luật quy định về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cần được sửa đổi bổ sung theo hướng quy định chi tiết quy trình, thủ tục các bước tiến hành hoạt động chất vấn; quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động chất vấn, những chế tài đối với việc không thực hiện trách nhiệm đối với hoạt động này của các vị có trách nhiệm.
2.2.5.2. Hạn chế trong cách nêu câu hỏi chất vấn
Tại mỗi kỳ họp Quốc hội hiện nay, các đại biểu Quốc hội nêu lên rất nhiều câu hỏi nhưng không phải tất cả các câu hỏi đều là chất vấn. Vẫn còn một số đại biểu chưa chuẩn bị kỹ câu hỏi chất vấn, hỏi không rõ ý. Một số đại biểu chất vấn mà chưa tìm hiểu kỹ thơng tin, chưa củng cố cơ sở lập luận để đủ lý lẽ làm rõ trách nhiệm của người có trách nhiệm quản lý. Các câu chất vấn hoặc là gộp nhiều vấn đề với nhau hoặc chỉ xuất phát trên phương diện của ngành mình, địa phương mình đơi khi chất vấn thiên về phân tích, diễn giải và có cả bình luận. Việc đặt câu hỏi chất vấn như vậy sẽ gây khó khăn cho người trả lời chất vấn. Do chưa nắm rõ đầy đủ thông tin và hiểu rõ về bản chất vấn đề cần chất vấn nên tình trạng gửi chất vấn chưa đúng địa chỉ, chưa đúng đối tượng vẫn còn tồn tại. Cá biệt có một số đại biểu Quốc hội cịn chất vấn cả những vấn đề thuộc bí mật quốc gia. Do vậy người có trách nhiệm trả lời chất vấn phải giải thích lý do từ chối trả lời làm mất nhiều thời gian và khơng có lợi cho cả người chất vấn và ngươi trả lời chất vấn. Một số đại biểu Quốc hội tuy nắm vững và hiểu biết sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội, hiểu rõ nguyện vọng của cư tri và nhân dân nhưng lại có biểu hiện nể nang, né tránh, chưa tích cực thực hiện quyền chất vấn.
2.2.5.3. Hạn chế trong cách trả lời chất vấn
Một số vị Bộ trưởng, Trưởng ngành khi trả lời chất vấn vẫn cịn nặng về giải trình, một số vị chưa thực sự cầu thị lắng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội. Nội dung trả lời chất vấn đơi khi cịn chung chung, dài mà không đúng trọng
tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội, một số vị chưa thực sự nghiêm túc đề cao trách nhiệm xử lý các vấn đề Quốc hội đề cập sau phiên chất vấn. Một số chất vấn của đại biểu Quốc hội không được trả lời đúng thời hạn luật định.