Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi và bổ sung vào năm 2001 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X) là sự kế thừa và phát triển các bản Hiến Pháp trước đó, là văn bản pháp luật nền tảng và có giá trị cao nhất, thể chế hóa những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, chính trị, khẳng định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, thể chế hóa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và các quyền tự do của công dân. Hiến pháp chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trên cơ sở tinh thần của Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ
và tồn thể các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động sao cho quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, nhân dân thực sự là chủ thể của quyền lực. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Quốc hội khóa IX (1992-1997) có thể được coi là khóa Quốc hội đầu tiên thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước. Quốc hội đã đóng vai trị quan trọng trong việc thể chế hóa Cương lĩnh, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đường lối đổi mới của Đảng theo tinh thần của Hiến pháp 1992 và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới sâu sắc và tồn diện. Việc quy định cơng dân có quyền tự ứng cử đại biểu Quốc hội và quy định cụ thể về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992 đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong cơ chế bầu cử, tạo cơ sở pháp lý cần thiết bảo đảm phát huy quyền dân chủ của công dân, tạo điều kiện cho những người có đủ tiêu chuẩn thực hiện quyền tự ứng cử, để cử tri lựa chọn, bầu vào Quốc hội, để họ có điều kiện đóng góp trí tuệ và khả năng của mình với Quốc hội, với đất nước. Để phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với hoạt động chất vấn, tinh thần trách nhiệm của người trả lời chất vấn và nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cử tri, Quốc hội khóa IX đã quyết định phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội (Phiên họp Quốc hội đầu tiên được quyết định truyền hình trực tiếp là giữa năm 1994. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, thống nhất và báo cáo lên Bộ Chính trị. Sau khi bàn bạc, cân nhắc, Bộ Chính trị đã đồng ý). Việc làm này đã đánh dấu bước chuyển biến lớn về nhận thức đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội. Kể từ khi Quốc hội phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, khơng khí cởi mở trong sinh hoạt của Quốc hội, tính đối thoại giữa người chất vấn và người trả lời được nâng lên rõ rệt, của tri cả nước đã quan tâm theo dõi rất sát sao các phiên họp về chất vấn và trả lời chất vấn, dư luận xã hội rất hoan nghênh và đánh giá cao việc làm này.