Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty TNHH vận tải dịch vụ vận tải liên san (Trang 43 - 47)

Sau sự chuyển biến của nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị tr-ờng năm 1988 b-ớc đầu còn gặp nhiều khó khăn nh-ng cũng gặt hái đ-ợc rất nhiều thành công. Năm 1996 nền kinh tế n-ớc ta tawng tr-ởng nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển đặc biệt là công nghiệp, có rất nhiều ngành sản xuất-kinh doanh ra đời và kéo theo là các diọch vụ vận tải. Nhận thấy sự thiếu hụt trong lĩnh vực vận tải, giám đốc công ty đã trình kế hoạch với Bộ GTVT và quyêt định thành lập công ty TNHH vận tải & dịch vụ vận tải LIÊN SAN vào tháng 8/1997 với chức năng chuyên chở hàng hoá - dịch vụ vận tải và cho thuê kho bãi.

Khi mới thành lập, công ty có 20 xe với tình trạng kỹ thuật rất tốt nh-ng do ban quản lý còn non yếu mà công ty đã không tự chủ d-ợc trong kinh doanh, trong việc tìm nguồn hàng dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị đình trệ, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn.

Sau khi bồi d-ỡng và tổ chức lại hệ thống quản lý nhất là phòng kinh doanh, công ty đã thu đ-ợc kết quả đáng kể. Năm 2000, công ty đã có 25 xe d-ợc đ-a vào khai thác với tổng số l-u động tăng gấp 1,8 lần so với thới kỳ mới thành lập, hệ số vòng quay vốn đạt 1,005 lần (doanh thu trên tổng tài sản) và tỷ lệ lãi trên doanh thu đạt 0,0097 lần tức 0,97%. Với doanh thu toàn bộ mỗi năm đều tăng, năm 1998 doanh thu là 2652 triệu đồng thì năm 2000 là 3214 triệu đồng tăng hơn 1,2 lần (tăng 21,19%). Lợi nhuận năm 1998 là 22,5 triệu đồng thì năm 2000

là 31,37 triệu đồng tăng gần 1,4 lần (tăng 39,4%) cho nên đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng đ-ợc nâng cao.

Nhìn chung tình hình hoạt động của công ty TNHH LIÊN SAN t-ơng đối tốt, công ty đã và đang nâng cao công tác nghiên cứu thị tr-ờng, tổ chức quản lý nguồn nhân lực…nhằm giữ vững, phát triển sản xuất kinh doanh.

II. Đặc điểm cơ bản của hoạt đông sản xuất kinh doanh vận tải.

1. Khái niệm.

Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình di chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này tới nơi khác và đ-ợc đo bằng chỉ tiêu: tấn, km, hành khách…

2. Những đặc điểm của tổ chức hoạt động sản xuất- kinh doanh dịch vụ vận tải.

+Doanh nghiệp vận tải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau nh- giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá hay vận chuyển hành khách,thanh toán các hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển.

+Kế hoạch tác nghiệp cần phải cụ thể hoá cho t-ờng ngày, tuần, định kỳ ngắn…lái xe và ph-ơng tiện làm việc chủ yếu ở bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, quá trình quản lý phải rất cụ thể, phải xây dựng d-ợc chế độ vật chất rõ ràng, vận dụng cơ chế khoán hợp lý.

+Ph-ơng tiện vận tải là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể thiếu đ-ợc trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các ph-ơng tiện này lại

gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu, năng l-ợng khác nhau.

+Việc khai thác vận chuyển phụ thuộc khá lớn vào cơ sơ hạ tầng: đ-ờng sá, cầu, phà và điều kiện đại lý khi hậu…

3. Chu kỳ sản xuất vận tải.

Chu kỳ sản xuất vận tải là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận tải. Những yếu tố này là: Ph-ơng tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ hàng hoá, điều kiện công tác của tuyến đ-ờng và kho bãi, sức lao động của con ng-ời. Ngoài ra còn có các hoạt động phụ trợ khác đó là: Chủ hàng, đại lý môi giới...sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vận tải. Nhìn chung chu kỳ sản xuất vận tải bao gồm các giai đoạn sau:

+ Các hoạt động chuẩn bị.

+ Bố trí ph-ơng tiện vận chuyển và nhận hàng. + Xếp hàng.

+ Lập đoàn xe. + Vận chuyển.

+ Nhận ph-ơng tiện tại nơi đến. +Dỡ hàng.

+ Chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp.

a, Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình vận tải bao gồm

các công việc sau: Chuẩn bị hàng để vận chuyển và ký hợp đồng để vận chuyển. Việc chuẩn bị hàng để vận chuyển chủ yếu là việc đóng gói và xác nhận nơi nhận đúng và chính xác. Ngoài việc chuẩn bị hàng hoá còn một loạt công việc có tính pháp lý chuẩn bị cho quá trình vận chuyển là việc ký kết hợp đồng vận chuyển.

b, Bố trí ph-ơng tiện vận chuyển và nhận hàng: Sau khi thống nhất về thể

thức vận chuyển và chuẩn bị hàng hoá là việc đ-a ph-ơng tiện đến nơi nhận hàng hoặc đ-a hàng hoá tới nơi bố trí ph-ơng tiện nhận hàng.

c, Xếp hàng: Sau khi bố trí ph-ơng tiện vận chuyển đến lấy hàng thì bắt

đầu giai đoạn xếp hàng. Việc xếp hàng phụ thuộc hàng loạt các yếu tố nh-: Độ lớn, hình dạng, kích th-ớc, cách thức đóng gói, đặc tính lý hoá của hàng hoá cũng nh- đặc tính của ph-ơng tiện và cuối cùng là sơ đồ xếp hàng và ph-ơng tiện.

d, Lập đoàn xe: Lập đoàn tàu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm an toàn đoàn xe.

- Giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn xe đến mức thấp nhất. - Tận dụng công suất của ph-ơng tiện.

e, Vận chuyển: Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải là giai đoạn

dịch chuyển đ-a hàng từ nơi phát hàng đến nơi nhận hàng. Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ kho sản xuất đến kho tiêu thụ và có thể bị gián đoạn bởi các thời gian dừng đỗ dọc đ-ờng.

f, Đón nhận ph-ơng tiện từ nơi đến: Tr-ớc tiên khi tiến hành giữ hàng hoá

tại nơi đến cần phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ph-ơng tiện và tình hình của hàng hoá.

b, Dỡ hàng: là công việc về nguyên tắc đ-ợc gắn liền với xếp hàng.

h, Chạy rỗng đến nơi nhận hàng: Nếu nh- sau khi dỡ hàng quá trình vận

chuyển hàng hoá là kết thúc thì đối với ph-ơng tiện vận tải, chu kỳ hoạt động ch-a kết thúc, chu kỳ này bắt đầu từ việc chuẩn bị nhận hàng và sẽ kết thúc bằng việc chạy rỗng đến nơi nhận hàng mới.

4. Vai trò của vận tải:

Vận tải là ngành kinh tế ảnh h-ởng đến hàng loạt mặt sản xuất vật chất đó là: Khuynh h-ớng định vị có thể đ-a vào hoặc là thiên h-ớng v-ơn tới thị tr-ờng tiêu dùng hoặc thị tr-ờng nguyên vật liệu. Sự phát triển của vận tải đ-ợc biểu

hiện bằng việc tăng mật độ mạng l-ới đ-ờng vận tải, nâng cao tính đều đặn của những thao tác vận tải và giảm chi phí của chúng điều này làm dễ dàng cho sự gần lại nhau giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng vận tải làm chắc chắn cho xí nghiệp công nghiệp hoạt động khi mà nó đảm bảo cung cấp nhịp nhàng nguyên vật liệu trong suốt cả năm. Sự bảo đảm này càng lớn nếu nh- toàn bộ hệ thống vận tải của đất n-ớc càng phát triển tốt hơn. Khi tồn tại khả năng lựa chọn ph-ơng tiện vận tải thì triển vọng hoạt động nhịp nhàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đ-ợc tăng lên. ở mức ý nghĩa nhỏ hơn vận tải chịu ảnh h-ởng của quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất ở khu vực đã cho phụ thuộc vào vận tải khi vận tải là cổ họng hẹp trong sự phát triển của ngành sản xuất đó chẳng hạn việc khai thác nguyên liệu tự nhiên ở khu vực vận tải khó khăn sẽ bị hạn chế bởi khả năng vận chuyển thậm chí khi tồn tại cả những việc lắp đặt những thiết bị khai thác hiện đại có năng suất cao.

III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh h-ởng đến công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến l-ợc kinh doanh ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty TNHH vận tải dịch vụ vận tải liên san (Trang 43 - 47)