Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 36)

1.1. Khái niệm về giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu

1.1.2.2. Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu

Về phương diện lý luận và cơ sở thực tiễn, khi tham gia vào giao dịch dân sự các bên đều mong muốn đạt mục đích nhất định và pháp luật bảo hộ cũng như tạo điều kiện cho mục đích đó trở thành hiện thực. Để được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, thì người tham gia giao dịch phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch cũng như việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội.

Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi giao dịch vô hiệu các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể bất lợi về vật chất và tinh thần, như không đạt được mục đích đã được xác định, nếu chưa thực hiện thì sẽ không được thực hiện giao dịch nữa; nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt việc thực hiện đó để quay lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (Điều 137, BLDS). Giao dịch dân sự vô hiệu thường có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch luôn vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

+ Không đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người tham gia giao dịch.

Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch nhưng không phải bất cứ ai cũng có quyền tham gia vào bất kỳ giao dịch nào mà chỉ có các chủ thể được pháp luật cho phép mới có thể được tham gia. Để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao dịch, pháp luật dân sự căn cứ vào khả năng sinh học của con người, địa vị pháp lý của các cá nhân và pháp nhân để đặt ra điều kiện cho phép các bên tham gia với tư cách là chủ thể của giao dịch dân sự. Trong một số trường hợp thì một số chủ thể chỉ được tham gia trong sự giới

hạn của một số quan hệ dân sự nhất định. Khi các chủ thể tham gia giao dịch

phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, mà năng lực pháp luật là vốn có của chủ thể mà pháp luật quy định cho các chủ thể đều có quyền như nhau: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" [6, khoản 3, Điều 14], còn năng lực hành vi thì pháp luật căn cứ vào khả năng nhận biết hành vi của từng con người cụ thể. Việc xác định khả năng nhận biết này dựa trên cơ sở sinh học và cơ sở xã hội. Các chủ thể tham gia giao dịch chỉ đầy đủ và hoàn thiện, khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể, thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện nghĩa vụ, biến những quyền khách quan

thành hiện thực. Nếu trường hợp tham gia giao dịch không có năng lực hành

vi dân sự hoặc có năng lực hành vi một phần, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự... mà pháp luật không cho phép tham gia giao dịch một cách độc lập, thì giao dịch đó bị vô hiệu, trừ trường hợp khi tham gia giao dịch có sự đồng ý

của người giám hộ. Vì nănglực pháp luật là cái vốn có của chủ thể, ai cũng có năng lực pháp luật như nhau. Do đó, thông thường pháp luật chỉ quy định về năng lực hành vi là điều kiện cơ bản của các chủ thể khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, việc quy định chủ thể tham gia giao dịch có năng lực hành vi là chưa đủ, mà cần phải quy định chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, bởi các lý do sau:

Tư cách của chủ thể tham gia quan hệ giao dịch dân sự luôn là sự thống nhất giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực hành vi dân sự cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Năng lực pháp luật chính là điều kiện cần, năng lực hành vi chính là điều kiện đủ để tạo ra tư cách của một chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự. Trong thực tế một số giao dịch dân sự mà chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi nhưng không được tham gia một số giao dịch nhất định, như: người giám hộ không được quyền mua tài sản của người vị thành niên mà do chính mình giám hộ hay là người được ủy quyền không được mua tài sản của người ủy quyền [21, tr. 26].

+ Mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.

Nếu như BLDS 1995 quy định nội dung và mục đích không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội thì BLDS 2005 lại quy định không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Quy định này tôn trọng nguyên tắc hiến định công dân được làm những gì pháp luật không cấm.

Trong giao dịch dân sự thì yếu tố thể hiện ý chí là một trong các nguyên tắc chủ yếu và đặc trưng của giao dịch dân sự. Theo nguyên tắc này chủ thể tham gia giao dịch có quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự do trong việc quyết định nội dung, hình thức của giao dịch, thể hiện khi xác lập giao dịch

thì các chủ thể có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận nội dung của giao dịch, hình thức giao kết. Nhưng sự tự do đó không mang tính tuyệt đối mà bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Sự ràng buộc này chính là sự hạn chế tự do của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch, nếu chủ thể tham gia giao dịch không tuân theo sự hạn chế của pháp luật dẫn tới giao dịch vô hiệu, đó là:

- Mọi thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của pháp luật.

Trong khoa học pháp lý trên thế giới đều coi đây là sự hạn chế tự do của chủ thể. Bởi lẽ, về bản chất pháp luật là công cụ bảo vệ cho giai cấp thống trị và lợi ích chung của cộng đồng. Chính vì vậy pháp luật của các nước trên thế giới phải quy định mọi biện pháp để pháp luật đi vào cuộc sống và được mọi người dân tuân thủ nghiêm chỉnh, nếu không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ có biện pháp chế tài hoặc có biện pháp khác buộc các chủ thể phải tuân theo. Trong giao dịch dân sự, pháp luật đặt ra các điều kiện mà khi các chủ thể tham gia giao dịch phải tuân theo (tức là phải chịu sự hạn chế của pháp luật) nếu trong trường hợp không tuân theo các điều kiện này thì giao dịch đó vô hiệu. Tuy nhiên, ở mỗi nước có chế độ chính trị, điều kiện địa lý, văn hóa truyền thống... khác nhau mà hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về giao dịch dân sự nói riêng có quy định các điều kiện để cho các chủ thể tham gia giao dịch khác nhau.

- Giao dịch không trái với đạo đức xã hội.

Các giao dịch cho dù không trái bất cứ một quy định nào của pháp luật nhưng vẫn có thể bị vô hiệu khi vi phạm đạo đức - xã hội. Pháp luật về giao dịch ở đa số các nước trên thế giới đều có quy định này. Ví dụ, tại Điều 113 BLDS và thương mại Thái Lan quy định: "Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức" [7, Điều 113]. Tại

khoản 2 Điều 122, BLDS Việt Nam quy định một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là: "Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội"[6, Điều 122, khoản 2]. Theo nguyên tắc chung, giao dịch trái với đạo đức xã hội thì bị vô hiệu. Tuy nhiên, khái niệm đạo đức là một phạm trù trừu tượng (có độ "co giãn" cao), mà nó phụ thuộc vào từng thời điểm kinh tế - chính trị nhất định, đồng thời đạo đức xã hội và phạm trù có tính đạo đức là hai phạm trù khác nhau nhưng không phải khi nào hai khái niệm này cũng có sự khác nhau rõ rệt và trong nhiều trường hợp nó có liên quan với nhau nên không thể phân biệt chúng một cách rõ ràng được. Chính vì vậy, trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại TAND, thì vấn đề xác định một giao dịch vi phạm đạo đức xã hội hay không là vấn đề rất phức tạp. Chính sự phức tạp đó, một số nước không đưa khái niệm "đạo đức" vào trong pháp luật. Vì rằng, khái niệm "đạo đức" khó hiểu nếu đưa vào BLDS sẽ gây tâm lý hoang mang cho các chủ thể tham gia giao dịch, dẫn đến các chủ thể hạn chế tham gia một số giao lưu dân sự. Mặt khác, những hành vi mà pháp luật coi là trái với đạo đức - xã hội cũng có thể coi hành vi này phạm vi các điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm trật tự công cộng.

Pháp luật của nước ta ghi nhận hạn chế đối với giao dịch dân sự tại Điều 122, Điều 389 BLDS 2005 nhưng do tính phức tạp nêu trên mà pháp luật nước ta không làm rõ thế nào là đạo đức - xã hội, cho nên không quy định cụ thể trường hợp nào được coi là vi phạm. Chính vì thế mà khi xác định nội dung của khái niệm đạo đức thường được xem xét trong mối quan hệ án lệ, nhưng về lý thuyết thì Nhà nước ta chưa thừa nhận án lệ. Chính vì thế trong thực tiễn hiện nay quy định này đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng. Trong thực tiễn chúng tôi thấy rằng, thông thường những người thực thi pháp luật áp dụng trong trường hợp, một bên tham gia giao dịch biết rõ bên

kia đang trong tình cảnh khó khăn, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của họ mà xác lập giao dịch có lợi cho mình một cách quá đáng. Ví dụ, trong hoàn cảnh nước lụt, dân trong làng đang thiếu lương thực trầm trọng, biết hoàn cảnh đó chủ một cửa hàng lương thực tăng giá lương thực lên gấp nhiều lần so với bình thường, nhưng vì tồn tại cuộc sống nhân dân vẫn phải mua.

+ Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện.

Sự tự nguyện tham gia giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong giao dịch dân sự. Vì vậy, các chủ thể tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch. Pháp luật của phần lớn các nước trên thế giới đều đòi hỏi khi tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực. Ý chí đích thực trong giao dịch là thể hiện, khi tham gia giao dịch các chủ thể có quyền thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc của bất kỳ một yếu tố nào khác. Tuy nhiên, để hạn chế các trường hợp vô hiệu mà gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch cũng như lợi ích của công cộng, pháp luật về giao dịch của một số nước như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp... vẫn thừa nhận hiệu lực của giao dịch khi có sự nhầm lẫn đơn phương. Giao dịch chỉ vô hiệu trong trường hợp mà cả hai bên biết trước sự sai lệch ý chí đích thực của các bên so với những gì mà các bên thể hiện hoặc buộc các bên phải biết theo quy định của pháp luật thì sẽ dẫn tới giao dịch vô hiệu như: bị lừa dối, đe dọa...

+ Hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định

Trong chương giao dịch dân sự (GDDS), tại Điều 122 BLDS 2005 chỉ quy định 3 điều kiện có hiệu lực của GDDS chứ không quy định 4 điều kiện như BLDS 1995. Cụ thể là BLDS 2005 đã bỏ điều kiện về hình thức của giao

dịch. BLDS 2005 quy định hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Với quy định này, BLDS 2005 đã góp phần hạn chế trong việc tuyên bố GDDS vô hiệu đối với những giao dịch có nội dung và mục đích phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp với ý chí đích thực của các bên nhưng có vi phạm về hình thức; qua đó cũng hạn chế những người không có thiện chí viện dẫn sự vi phạm về hình thức của giao dịch mà yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên.

Thứ hai: Khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.

Một giao dịch bị tuyên bố là vô hiệu thì mọi thỏa thuận giữa các bên không có hiệu lực thi hành. Các bên phải chấm dứt ngay việc thực hiện giao dịch đó, quay lại tình trạng ban đầu, hoàn lại cho nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên, vì các bên không đạt được mục đích như đã mong muốn đó là xác lập giao dịch để đáp ứng nhu cầu hoặc vật chất của mình mà phải quay lại tình trạng như trước khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố giao dịch vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại, có thể nói đây là vấn đề phức tạp nhất khi giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu trong thực tế.

Thứ ba: Việc quy định giao dịch dân sự vô hiệu thể hiện ý chí của nhà nước trong việc kiểm soát các giao dịch dân sự nhất định nếu thấy cần thiết vì lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.

Từ những phân tích trên và qua việc xác định đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu, có thể đi đến một khái niệm khoa học về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dịch dân sự mà khi xác lập các bên (hoặc chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương) đã có vi phạm ít nhất một

trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay nghĩa vụ dân sự nào thỏa mãn mục đích theo mong muốn của người tham gia giao dịch.

Trên thế giới việc xây dựng pháp luật đang phát triển theo các khuynh hướng khác nhau.

Khuynh hướng thứ nhất: Dựa trên sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hiện đại đã xuất hiện một số loại hàng hóa, tài sản và các loại hình dịch vụ mới dẫn đến các quan niệm về giao dịch dân sự cũng thay đổi theo hoặc vì có sự xuất hiện của các giao dịch dân sự mới được cấu thành bởi hai hay nhiều loại giao dịch khác nhau... nên cần phải có sự điều chỉnh pháp luật phù hợp với chủng loại giao dịch này.[21, tr. 31]

Khuynh hướng thứ hai: Một số các quan hệ về giao dịch trước kia chỉ do pháp luật dân sự điều chỉnh, nay được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác hoặc bị loại bỏ ra khỏi luật dân sự như hợp đồng thương mại, hợp đồng

lao động... [40, tr. 5]. Khi xây dựng pháp luật điều chỉnh về giao dịch, các

quốc gia đều quan tâm đến điều kiện để xác định giao dịch có hiệu lực cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)