Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 41)

1.2. Khái niệm về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối

1.2.4.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn

Thuật ngữ pháp lý lừa dối được hình thành từ thời La Mã. Cổ luật La Mã lúc đầu coi lừa dối như một tội phạm hình sự, theo đó những kẻ lừa dối sẽ bị trừng phạt đối với những sự lừa dối mang tính quan trọng. Dần dần lừa dối đã được sử dụng trong lĩnh vực dân sự và xem nó như một trong các yếu tố có thể làm cho hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, Luật La Mã coi quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu chỉ có thể hành xử khi sự lừa dối xuất phát từ người đối ước, chứ không do một người thứ ba.

Về vấn đề lừa dối: Điều 137 Luật Gia Long trừng phạt sự lừa dối trong việc mua bán đồ vật, ngoài ra Điều 87 Luật Gia Long nghiêm phạt sự bán điền sản phi pháp, bao gồm các trường hợp sau:

Bán không có quyền, nghĩa là chiếm đoạt các điền sản của người khác rồi bán phi pháp;

Đổi chác phi pháp những ruộng đất xấu lấy những ruộng đất phì nhiêu; Chiếm đoạt tài sản của người khác bằng sự lừa dối và lợi dụng chủ sở hữu vắng mặt để tự xưng là chủ;

Trường hợp thực khế hư tiền, nghĩa là các văn tự có ghi tiền mua rõ ràng nhưng không trả tiền mua, bất luận xảy ra do bị cưỡng bách hay lừa dối người bán;

Quốc triều hình luật quy định ở Điều 187 như sau: "Trong các chợ ở

kinh thành và thôn quê, những người mua bán không đúng theo cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng của mình để mua bán thì bị phạt tội biếm hoặc đồ"[13, Điều 187]. Cũng theo Điều 190 Quốc triều hình luật quy định: "... người dùng thăng, cân, thước để mua bán lấy lợi riêng thì tội cũng như tội ăn trộm"[13, Điều 190].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)