1.4. Hiệu quả của hoạt động ADPL
1.4.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả ADPL trong giải quyết vụ án chia
1.4. Hiệu quả của hoạt động ADPL
1.4.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả ADPL trong giải quyết vụ án chia di sản thừa kế di sản thừa kế
Để hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án chia di sản thừa kế đạt chất lượng và hiệu quả tốt thì cần phải có một số những điều kiện nhất định. Những yếu tố này một mặt tác động đan xen lẫn nhau, một mặt lại có những vai trò, tác dụng riêng đối với hoạt động ADPL trong giải quyết án chia di sản thừa kế.
Hoạt động xét xử của TAND nói chung và hoạt động giải quyết các tranh chấp về thừa kế nói riêng là hoạt động ADPL. TAND, cụ thể là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, là chủ thể có quyền ADPL. Bản án và quyết định của Toà án là kết quả của quá trình ADPL. Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng ADPL trong giải quyết án chia di sản thừa kế tại Toà án cần có những yếu tố cơ bản sau:
Sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan
Một trong những yêu cầu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Khi ADPL nói chung, ADPL trong giải quyết án chia di sản thừa kế tại TAND nói riêng, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan như BLDS, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTối cao… nhằm đưa ra bản án và quyết định chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế không hoàn thiện, thì chất lượng ADPL sẽ không cao, thậm chí không thực hiện được. Vì vậy, để hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế tại TAND đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự đảm bảo về pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định; sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và ADPL; ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức ngành Tòa án.
Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định, nhất là các quy định về BLTTDS, BLDS, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình …được thể hiện ở những tiêu chuẩn như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật. Sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và ADPL biểu hiện thông qua các vấn đề cơ bản như các văn bản pháp luật có liên quan tới chức năng nhiệm vụ của TAND, các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, việc ban hành các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan ADPL; năng lực và phẩm chất của Thẩm phán trực tiếp tham gia ADPL; chất lượng của các văn bản ADPL… Ý thức pháp luật của nhân dân phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện ADPL. Điều này cho thấy hệ thống pháp luật có hoàn thiện thì hoạt động ADPL mới đạt chất lượng cao.
Năng lực của Thẩm phán trong giải quyết vụ án
vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ADPL của TAND nói chung, trong giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng, đó là: trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán.
Thẩm phán là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Ở họ cần phải có những tố chất nghề nghiệp nhất định, họ vừa là người thay mặt cho quyền lực Nhà nước thông qua hoạt động xét xử, vừa phải là công dân gương mẫu trong cuộc sống hằng ngày. Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, đòi hỏi họ phải có những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp…
Là người giữ vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử tại Toà án, Thẩm phán phải là những người am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn và kỹ năng xét xử. Thẩm phán phải đảm bảo được yếu tố khách quan, công bằng, vô tư, không vụ lợi cá nhân, có lý, có tình. Sự công bằng, vô tư và khách quan là hiện thân những giá trị của một nền tư pháp dân chủ. Trong quá trình xét xử họ phải cương quyết tôn trọng nguyên tắc này, vượt qua những tác động khách quan để đưa ra bản án, quyết định đảm bảo tính khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Trong quá trình xét xử đòi hỏi họ phải có lương tâm, sẵn sàng nhận và sửa chữa những sai sót gặp phải, có tinh thần trách nhiệm trong xét xử, luôn đặt niềm tin vào công lý.
Vai trò của Thẩm phán trong thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án
Đồng thời với việc quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự, BLTTDS quy định trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án và chỉ được tiến hành trong những trường hợp do Bộ luật này quy định. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là người trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ án và trên cơ sở hồ sơ này để giải quyết vụ án. Quá trình xác minh, thu thập chứng cứ cũng chính là quá trình xây dựng hồ sơ vụ án. Chính vì vậy, hồ sơ vụ án là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết vụ án. Ngoài việc phải đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đúng pháp luật, Thẩm phán còn có trách nhiệm giải quyết vụ án đúng
thời hạn. Mặt khác, lý luận về chứng cứ cũng cho thấy, Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ đánh giá toàn bộ chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ án. Việc đánh giá chứng cứ có đúng đắn, khách quan và toàn diện hay không phụ thuộc vào việc cung cấp, thu thập chứng cứ có đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật hay không. Và ở đây, trách nhiệm của Thẩm phán là phải đảm bảo trong hồ sơ vụ án có đầy đủ chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Do đó, mặc dù BLTTDS quy định các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ án, nhưng nếu “phó thác” toàn bộ nghĩa vụ chứng minh cho các đương sự để giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ chứng minh của Tòa án, thì sẽ không thực tế trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Vì như vậy có thể làm cho vụ án bị giải quyết thiếu khách quan, làm lợi cho đương sự này nhưng lại xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của đương sự khác.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phổ cập các tài liệu, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, nhà ở còn hạn chế; các chứng cứ hiện đang do một số cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bảo quản, quản lý. Nhiều tài liệu, giấy tờ, văn bản chưa có điều kiện để công khai cho công dân. Thêm nữa, việc quản lý hành chính còn cồng kềnh, quan liêu; máy móc, trang thiết bị chưa cho phép phổ cập tất cả mọi thông tin này đến với mọi người dân. Nhiều trường hợp, việc thu thập chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý là rất khó khăn. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã mất nhiều công sức, thời gian đi lại yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án, nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do; hoặc các cơ quan, tổ chức cung cấp không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn. Điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, cụ thể là Tòa án, với tính chất là cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp, hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ đang lưu giữ tại các cơ quan, tổ chức mà đương sự không thể thu thập được.
Với vị trí là người tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ xây dựng hồ sơ vụ án, giải quyết vụ án dân sự đúng pháp luật, đúng thời hạn, nên Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc thu thập chứng cứ. Thẩm phán là người phải xác định đối tượng chứng minh, các chứng cứ cần thu thập của vụ án, trên cơ sở đó, Thẩm phán thúc đẩy các bên đương sự chủ động tiến hành thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa
án, đồng thời Thẩm phán tiến hành các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thu thập chứng cứ của Thẩm phán chỉ đặt ra khi vụ án đã được thụ lý, xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án và bị giới hạn bởi yêu cầu của đương sự. Khi thực hiện các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải nắm vững các thuộc tính của chứng cứ, đồng thời xác định chính xác yêu cầu của đương sự (yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp trong vụ án, những vấn đề cần phải chứng minh, các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án và các chứng cứ đang được lưu giữ ở đâu, nghĩa vụ chứng minh của đương sự, quy phạm pháp luật nội dung, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu thập chứng cứ
Sự tham gia, phối kết hợp của các chủ thể hoặc cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương có liên quan trong quá trình ADPL
Để có thể giải quyết vụ án chia di sản thừa kế một cách thuận lợi thì Tòa án cũng cần có những hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chuyên môn như chính quyền địa phương trong việc cấp tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự trong trường hợp đương sự không hợp tác , hoặc yêu cầu các tổ chức lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ , tài liệu liên quan đến vụ án cho Tòa án hay sự phối hợp trong việc tổ chức định giá tài sản từ các phòng ban chuyên môn . Một mặt Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải chủ động trong công việc, mặt khác việc cung cấp chứng cứ đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật cho Tòa án hoặc đương sự khi có yêu cầu của các cơ quan , tổ chức lưu giữ chứng cứ cũng là yếu tố giúp cho tiến độ giải quyết vụ án được đảm bảo.
Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như Luật sư, Giám định, Công chứng không trực tiếp quyết định các vụ án nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc ADPL trong giải quyết các vụ án chia di sản thừa kế của TAND. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp đã bổ sung, cung cấp nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng có giá trị chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, ví dụ như: kết luận giám định gien, giám định chữ viết, hộ khẩu, hộ tịch... Hoạt
động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp giúp Tòa án ra phán quyết đúng đắn trên cơ sở khoa học. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, không chính xác, không kịp thời sẽ dẫn đến sự sai lệch trong quá trình giải quyết vụ án, không đảm bảo được quyền và lợi ích của các đương sự. Do đó rất cần sự tham gia, phối kết hợp của các chủ thể hoặc cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án..
1.4.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động ADPL trong giải quyết vụ án chia di sản thừa kế
Chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử của TAND theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới theo tinh thần Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị. Đó là các yêu cầu dân chủ, khách quan và bảo đảm các nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; Thẩm phán, Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đó cũng là các yêu cầu về căn cứ để ban hành bản án, quyết định của Tòa án sao cho bản án, quyết định khi được ban hành phải đúng pháp luật, đúng thời hạn, có tính thuyết phục và phải là kết quả của việc tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa. Tiêu chí đánh giá chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử của Tòa án là Bản án, quyết định của Tòa án phải chính xác, đúng pháp luật, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Là sản phẩm của cả quá trình ADPL, bản án hoặc quyết định của TAND cần phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, có căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn cụ thể của sự việc và có khả năng thi hành trên thực tế. Nội dung, lý lẽ và mọi nhận định của bản án, quyết định của Tòa án phải xuất phát từ sự nhận xét, đánh giá khách quan sự việc, không thiên lệch vì bất cứ lý do gì nhằm đưa ra những phán quyết công bằng, “Tâm phục, khẩu phục”, có sức thuyết phục lòng người.
Khác với các loại hình văn bản ADPL khác, bản án và quyết định của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật được Hiến pháp và pháp luật bảo đảm hiệu lực thi hành. Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” [16, Điều 106]. Nếu bản án, quyết định đã có hiệu
lực không được tôn trọng và thi hành thì quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không được bảo vệ.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả ADPL trong hoạt động xét xử vụ án chia di sản thừa kế được thể hiện thông qua việc ADPL của Thẩm phán qua các giai đoạn tố tụng. Chất lượng xét xử còn được thể hiện qua việc hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Một vụ án dân sự giải quyết đạt chất lượng có nghĩa vụ án đó được giải quyết đúng thời hạn quy định, không bị quá hạn hay kéo dài, không bị hủy hay sửa. Có tính thuyết phục và thể hiện kết quả của việc tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa.
Cụ thể những tiêu chí đó là:
- ADPL giải quyết vụ án chia di sản thừa kế được tiến hành đúng thẩm quyền, trình tự, thời hiệu, quy định pháp luật
Xác định đúng thẩm quyền xét xử ngay từ đầu sẽ không tốn thời gian, công sức của nhân dân. Xác định đúng thẩm quyền là trách nhiệm hàng đầu của Thẩm phán, dựa trên cơ sở các điều luật của BLTTDS, các Thẩm phán phải xem xét đầy đủ các yếu tố có trong hồ sơ khởi kiện và yêu cầu khởi kiện để xác định cho đúng thẩm quyền giải quyết.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.