Nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giải quyết án chia di sản thừa kế qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 121 - 122)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động ADPL giả

3.3.6. Nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa

Để quá trình xét xử vụ án được công bằng, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử, thì một trong những nguyên tắc là phiên tòa cấp sơ thẩm đều phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Tại các phiên tòa sơ thẩm, số lượng Hội thẩm nhân dân đều nhiều hơn số lượng Thẩm phán. Khi nghị án, Hội đồng xét xử biểu quyết và quyết định theo đa số. Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán trong quá trình xét xử. Qua đó, chúng ta thấy được vai trò của Hội thẩm nhân dân khi xét hỏi tại phiên tòa, cũng như quá trình nghị án là hết sức quan trọng. Vấn đề này đã được quy định rất chặt chẽ trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng dân sự. Qua quá trình đánh giá chất lượng xét xử của Hội thẩm nhân dân hiện nay, bên cạnh những ưu điểm còn có một số vướng mắc nhất định như Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử nhưng chưa phát huy hết vai trò của mình, dẫn đến trách nhiệm của Thẩm phán càng nặng nề nếu thiếu sự chia sẻ của Hội thẩm nhân dân.

cơ quan trên địa bàn hoặc cán hưu trí. Các Hội thẩm nhân dân hiện nay chủ yếu làm việc theo cơ cấu, cho nên công tác nghiên cứu hồ sơ các hội thẩm thường xem nhẹ. Tại phiên tòa, chủ tọa hỏi là chính, các Hội thẩm tham gia phiên tòa rất ít hỏi, nếu có hỏi thì không đúng trọng tâm. Có nhiều Hội thẩm nhân dân là cán bộ hưu trí, ít cập nhật văn bản pháp luật mới nên nhiều khi tại phiên tòa đã đưa ra những câu hỏi đối với đương sự không đúng quy định của pháp luật.

TAND tỉnh Thanh Hóa nên tổ chức tập huấn cho các Hội thẩm nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa mỗi năm hai lần thay vì mỗi năm một lần như hiện nay. Đây là hoạt động thường xuyên và cần thiết của Tòa án để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ xét xử để đảm bảo tính chính xác, công bằng nhất trong các vụ án. Nội dung tập huấn nên chú trọng truyền đạt, giới thiệu các chuyên đề liên quan đến các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành trong năm, những văn bản pháp luật mới liên quan đến luật nội dung và luật hình thức. Trong đó làm rõ những vấn đề thực tiễn còn nhiều vướng mắc trong quá trình ADPL. Hội nghị tập huấn là dịp để Hội thẩm nhân dân nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng xét xử, nhằm đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho. Bản thân mỗi cá nhân cũng tích cực học hỏi nghiên cứu khoa học để nắm vững các quy định của pháp luật về dân sự và TTDS để áp dụng trong thực tiễn xét xử. Qua các đợt tập huấn, Hội thẩm sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đó, nắm thật chắc các nội dung của báo cáo viên TAND tỉnh truyền đạt, kết hợp những tài liệu đã cung cấp để từng bước nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết các loại vụ án, từng bước đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của các nhiệm vụ cải cách cách tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giải quyết án chia di sản thừa kế qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)