3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động ADPL giả
3.3.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án là người giúp Thẩm phán trong công tác giải quyết vụ án. Đối với hoạt động tố tụng dân sự, Thư ký Toà án còn có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai đương sự, biên bản đối chất, định giá tài sản, xem xét thẩm định tại chỗ… thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng.
Vai trò của Thư ký Toà án còn được thể hiện bởi yếu tố chất lượng thực hiện các hoạt động tố tụng. Nếu Thư ký làm không tốt thì vụ án có thể bị cải sửa hoặc bị huỷ án…
Ví dụ việc tống đạt không hợp lệ, việc ghi biên bản phiên toà không đúng… đều có thể dẫn đến hậu quả vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Trong đó nhiệm vụ ghi biên bản phiên toà là hoạt động tiến hành tố tụng thường xuyên, quan trọng và đòi hỏi Thư ký Toà án phải có những kỹ năng nghiệp vụ nhất định. Bởi lẽ biên bản phiên toà trở thành tập hợp nguồn căn cứ quan trọng cho Toà án các cấp xem xét khi có kháng cáo, khiếu nại. Biên bản phiên toà đương sự được quyền xem và yêu cầu sửa chữa ngay sau khi kết thúc phiên toà. Do đó, ghi biên bản phiên toà vừa phải có kỹ năng về tóm lược nội dung vấn đề, vừa đảm bảo nhanh, chính xác, vừa phải đảm bảo tính khách quan, vô tư.
chỗ thông qua thực hiện xét xử, Thư ký Toà án sẽ tích luỹ và học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu, bổ ích và phong phú về xét xử các loại án để trở thành nguồn bổ sung chủ yếu cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên của Toà án các cấp ở nước ta hiện nay [42].
Để làm tốt những vấn đề trên, cần thực hiện một số giải pháp như: Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cho Thư ký. Tuyển chọn đội ngũ Thư ký có năng lực, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Tăng cường tập huấn, đào tạo chức danh Thư ký; Trong các buổi trao đổi nghiệp vụ nên có sự tham gia của cả Thư ký để các Thư ký vừa nâng cao trình độ chuyên môn vừa rút kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ.
Hàng năm, nhu cầu đi học lớp Đào tạo nghiệp vụ xét xử của Thư ký Tòa án hai cấp tỉnh Thanh Hóa rất cao nhưng số lượng được đi học lại rất hạn chế. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa nên có ý kiến đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao không nên hạn chế số lượng vì khi được đào tạo qua khóa học này, bản thân các Thư ký đã nắm vững kỹ năng giải quyết vụ án, giúp Thẩm phán giải quyết vụ án nhanh chóng, chất lượng. Không nê chỉ vì nếu cần nguồn bổ nhiệm Thẩm phán mới cho đi học lớp đào tạo này.