1.3. Các giai đoạn ADPL trong giải quyết các vụ án chia di sản thừa
1.3.1. Giai đoạn thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, phân tích những tình tiết khách
quan của vụ án
Để đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng vụ án dân sự cũng như bảo đảm cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án, pháp luật đã quy định rất chi tiết các thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đơn khởi kiện phải đảm bảo hình thức nội dung theo quy định của BLTTDS.
Trong quá trình tố tụng, thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tòa án và nếu không có nó thì sẽ không có các bước tiếp theo của thủ tục tố tụng. Hoạt động thụ lý của Tòa án có phát sinh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thời hiệu, quyền khởi kiện vụ án dân sự của các đương sự có đúng các quy định của pháp luật không, đối tượng tranh chấp được xác định trên cơ sở yêu cầu của bên này đối với bên kia có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện hợp pháp của đương sự.
Để làm tốt hoạt động thụ lý sơ thẩm vụ án chia di sản thừa kế tạo tiền đề giải quyết vụ án nhanh chóng và hiệu quả, trước tiên Thẩm phán phải nắm vững kỹ năng chung trong hoạt động thụ lý đối với tất cả các vụ án dân sự.
Thẩm phán kiểm tra đơn khởi kiện, tư cách chủ thể kiện, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, xác định các giấy tờ cần thiết mà người khởi kiện phải xuất trình để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình như: Di chúc (nếu có), giấy chứng tử, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ chứng minh di sản…
Thẩm phán cần xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự, xác định thời điểm mở thừa kế - thời điểm người có tài sản chết để kiểm tra về thời hiệu khởi kiện.
Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, Thẩm phán phải lưu ý một số các quy định khác về thời hiệu được quy định trong BLDS, đặc biệt là những trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện (quy định tại Điều 161 BLDS 2005 (Điều 156 BLDS 2015) và các quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 159 BLDS 2005 (Điều 157 BLDS 2015);
Về thẩm quyền giải quyết, trường hợp vụ án có tranh chấp di sản là bất động sản, khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ lưu ý áp dụng quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2005 (Điều 39 BLTTDS 2015). Nếu di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bất động sản giải quyết. Việc xác định thẩm quyền này dựa trên cơ sở điểm i, khoản 1 Điều 36 BLTTDS 2005 (Điều 40 BLTTDS 2015).
Sau khi xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu đủ điều kiện khởi kiện, Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí trong thời gian quy định.
Theo quy định của BLTTDS, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm những tranh chấp về thừa kế tài sản.
TAND cấp tỉnh ADPL để giải quyết vụ án khi có kháng cáo, kháng nghị. Sau khi thụ lý vụ án sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án tiến hành các thủ tục theo quy định của BLTTDS, cụ thể:
Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án:
Theo quy định của BLTTDS thì:
Trong thời hạn ba ngày làm việc kểtừ ngày thụ lý vụ án, Chánh
án Toà án quyết định phân công một Thẩm phán giải quyết vụán. Trong
quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể
tiếptục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm
phán khác tiếp tụcnhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm
phán dự khuyết thì vụ án phảiđược xét xử lại từ đầu. Thông báo việc thụ lý vụ án
bản cho nguyên đơn, bị đơn, Viện kiểm sát cùng cấp và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ biết được vụ án đã được thụ lý.
Người được thông báo có quyền thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu của người khởi kiện trước Toà án là đồng ý hay bác bỏ yêu cầu này; Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo, theo Điều 176 BLTTDS 2005 (Điều 200 BLTTDS 2015) bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Lập hồ sơ vụ án dân sự
Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, Thẩm phán xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án, yêu cầu các đương sự khởi kiện cung cấp. Khi nhận được các chứng cứ, tài liệu theo yêu cầu, Thẩm phán phải đưa chúng vào hồ sơ vụ án. Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy vậy, trong những trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ để cung cấp cho Tòa án và có yêu cầu thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do pháp luật quy định để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện theo quy định tại các Điều 85 đến 94 BLTTDS 2005 (Điều 97 đến Điều 106 BLTTDS 2015).
Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc tất cả các biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng: Theo quy định tại Điều 86 BLTTDS 2005 (Điều 98 BLTTDS 2015) thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những nội dung còn thiếu hoặc lời khai có mâu thuẫn với nhau giữa các đương sự.
Ngoài việc lấy lời khai của đương sự, trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự, Thẩm phán còn lấy lời khai của người làm chứng
theo quy định tại Điều 87 BLTTDS 2005 (Điều 99 của BLTTDS 2015). Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
- Thu thập chứng cứ
Để có cơ sở cho việc giải quyết vụ án, Thẩm phán phải căn cứ vào những chứng cứ tài liệu mà đương sự đã giao nộp. Khi xem xét chứng cứ, nếu thấy chưa đủ căn cứ, Thẩm phán phải tiến hành thu thập thêm tài liệu, chứng cứ. Đối với vật chứng thì phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ án, nếu không phải hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ trong vụ án đó.
Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Kết luận giám định trong trường hợp đương sự tự mình giám định, ví dụ tự đi xét nghiệm ADN không có giá trị chứng minh.
Biên bản thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên Hội đồng thẩm định. Trường hợp đương sự tự đi thẩm định, không theo thủ tục do BLTTDS quy định cũng không được thừa nhận.
Tập quán cũng được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quan đó thừa nhận. Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ
Nếu chứng cứ mà đương sự giao nộp còn thiếu, Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ bổ sung. Về nội dung, thông báo phải ghi rõ chứng cứ mà đương sự cần giao nộp bổ sung là chứng cứ gì, hậu quả pháp lý nếu đương sự không giao nộp được chứng cứ đó.
Trong vụ án chia di sản thừa kế, Tòa án phải xác định hàng thừa kế. Nếu đương sự chưa nộp cho Tòa án sơ yếu lý lịch anh chị em trong gia đình, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung để làm căn cứ giải quyết. Việc yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ phải được thể hiện bằng văn bản để lưu trong
hồ sơ vụ án. Các văn bản này là một trong những căn cứ pháp lý để Thẩm phán tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Đương sự chứng minh không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ
Khoản 2 Điều 85 BLTTDS 2005 (Điều 97 BLTTDS 2015) quy định: trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ. Trước hết Thẩm phán phải yêu cầu đương sự chứng minh người đó không thể tự mình thu thập được chứng cứ. Nếu đương sự chưa tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ mà đã yêu cầu Tòa án thu thập thì Thẩm phán cần giải thích cho đương sự biết nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự.
Đối với trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ theo Điều 94 BLTTDS 2005 (Điều 106 BLTTDS 2015) thì Thẩm phán phải yêu cầu đương sự làm đơn yêu cầu.
Khi đã nhận thấy đủ những điều kiện để tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, Thẩm phán phải giải thích cho đương sự biết nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí tương ứng với biện pháp thu thập mà đương sự yêu cầu (ví dụ chi phí giám định, chi phí định giá tài sản...). Thẩm phán chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng.
- Xem xét thẩm định tại chỗ
Những vụ án mà đối tượng tranh chấp là bất động sản, vật không thể di chuyển hoặc trường hợp Thẩm phán cần nắm vững hiện trường xảy ra sự việc tranh chấp nếu đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét có căn cứ thì Thẩm phán tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.
Theo Điều 89 BLTTDS 2005 (Điều 101 BLTTDS 2015), việc Xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định tại chỗ. Đối với đương sự, Thẩm phán cần có thông báo việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Thẩm phán tự mình hoặc thư ký Tòa án ghi biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định.
- Trưng cầu giám định
Trong trường hợp việc đánh giá chứng cứ cần phải sử dụng các kiến thức chuyên môn như xác định chữ viết, chữ ký, vân tay của người để lại di chúc, xác định gien ADN… và có yêu cầu của đương sự về việc trưng cầu giám định, Tòa án cần phải trưng cầu giám định khoa học.
Trong quá trình giải quyết vụ án chia di sản thừa kế, nếu di chúc bị tố cáo là giả mạo thì điều đó có nghĩa là chứng cứ đó đang bị nghi ngờ về tính xác thực. Muốn khẳng định chắc chắn thì phải giám định chứng cứ mới xác định được chứng cứ giả mạo hay xác thực. Kết luận giám định là căn cứ để giải quyết vụ án.
- Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Theo quy định tại Điều 92 BLTTDS 2005 (Điều 104 BLTTDS 2015) định giá tài sản, thẩm định giá tài sản là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án nhằm giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác.
Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự vì lý do các bên không thỏa thuận được về giá của tài sản đang tranh chấp; Các bên đương sự thỏa thuận về giá của tài sản đang tranh chấp, nhưng có căn cứ rõ ràng chứng minh rằng mức giá mà các bên đương sự thỏa thuận thấp hơn giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét sử sơ thẩm lại thì việc định giá tài sản lại chỉ được thực hiện khi một hoặc các bên đương sự có yêu cầu. Việc định giá tài sản lại được thực hiện theo thủ tục chung.
Quyết định về giá của Hội đồng định giá tài sản là một trong những nguồn chứng cứ, có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án của Tòa án. Do đó, khi tiến hành định giá tài sản, Hội đồng phải có sự tham gia đầy đủ của các thành viên nhằm bảo đảm cho kết quả định giá được minh bạch, chính xác và quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Việc định giá phải được ghi thành biên bản. Trong biên bản định giá phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần Hội đồng định giá tài sản, ý kiến của Hội đồng định giá về tài sản, ý kiến của các đương sự về giá của Hội đồng định giá. Các đương sự có quyền phát biểu về giá do Hội đồng định giá nêu ra nhưng quyền quyết định cuối cùng về giá là thuộc Hội đồng định giá.
- Ủy thác thu thập chứng cứ
Trong quá trình giải quyết vụ án chia di sản thừa kế, Tòa án đã thụ lý vụ án xét thấy cần phải thu thập thêm chứng cứ do chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án nhưng việc thu thập chứng cứ gặp trở ngại do phải được tiến hành ở địa phương khác hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự có thể ủy thác cho Tòa án khác hoặc ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này đối với trường hợp cần thu thập chứng cứ ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của