Nâng cao chất lượng hòa giải trong quá trình giải quyết án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giải quyết án chia di sản thừa kế qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 116 - 118)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động ADPL giả

3.3.3. Nâng cao chất lượng hòa giải trong quá trình giải quyết án

Hoà giải trong vụ án dân sự là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án. Tính chất của hoà giải là tác động đến hai hay nhiều đối tượng có tranh chấp đạt đến sự thống nhất.

Việc hoà giải thật sự có hiệu quả khi Thẩm phán nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế không phải Thẩm phán nào cũng có đầy đủ các kỹ năng trên, dẫn đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các vụ án về dân sự chưa đạt được yêu cầu của mục đích hoà giải khi giải quyết vụ án dân sự và mong muốn của chính Thẩm phán.

Các kỹ năng giao tiếp cần được hiểu là một công cụ quan trọng nhằm truyền tải và nêu bật được các nguyên tắc trong hoà giải như tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình. Xác định rõ các trách nhiệm mà người Thẩm phán cần thực hiện trong quá trình hoà giải cũng như thái độ hoà giải khách quan, tránh bênh vực hoặc cảm tình, thiên vị cho một bên đương sự nào, phải nhiệt tình khuyên giải, vận động, thuyết phục và kiên trì hoà giải giữa các bên đương sự. Nếu thấy còn khả năng hoà giải được thì nên tiến hành hoà giải nhiều lần nhằm tạo điều kiện để các đương sự có thời gian suy nghĩ để từ đó họ có được quyết định hợp lý.

Đối với vụ án chia di sản thừa kế, đặc tính riêng là mối quan hệ giữa các đương sự đều là cùng huyết thống, bố mẹ, con cái, anh em ruột thịt trong gia đình. Do đó việc hòa giải là rất cần thiết, phân tích để các đương sự thấy được tình cảm gia đình thiêng liêng hơn giá trị vật chất mà họ đang nhắm tới, đang tranh chấp. Để chuẩn bị cho công tác hòa giải, Thư ký phải chuẩn bị bố trí phòng hòa giải mang yếu tố thân thiện. Thẩm phán phải thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu của vụ án và lựa chọn thời điểm hòa giải thích hợp, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các đương sự cũng như mâu thuẫn có đến mức độ gây gắt, căng thẳng hay không. Nếu cần thiết Thẩm phán có thể mời thêm những người có tiếng nói quan trọng trong gia đình, dòng họ đến tham dự cũng như để góp ý, khuyên giải để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về cách thức giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, để các đương sự không cảm thấy ăm ức, thua thiệt. Khi hòa giải, người Thẩm phán thường xuyên vận dụng kỹ năng điều đình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục để hóa giải mâu thuẫn của các đương sự. Tự tin vào năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức về xã hội, người Thẩm phán luôn biết lắng nghe, chia sẻ và có sự cảm thông với những khúc mắc, khó khăn của người dân nên nhiều vụ án đã được hòa giải thành tại Tòa án. Quá trình hòa giải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng hòa giải cho các Thẩm phán, vì người làm công tác xét xử không chỉ cần nắm vững pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ

thông thạo mà còn phải nắm được tâm lý của đương sự, phản ứng nhanh nhạy thì mới có thể tạo dựng được lòng tin của các đương sự trong quá trình hòa giải. Ngoài tập huấn, bồi dưỡng cũng cần tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi phương pháp hay, sáng tạo để các Thẩm phán có cơ hội học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác hòa giải.

Ngoài ra, các Tòa án cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác hòa giải tại Tòa án như: Cần bố trí phòng hòa giải với vị trí hợp lý cho những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, tạo ra sự trang nghiêm nhưng không quá xa cách giữa những người tham gia buổi hòa giải. Mục đích chính của việc hòa giải là hàn gắn những mâu thuẫn giữa các bên đương sự và tạo cơ hội, điều kiện để họ tự thương lượng với nhau trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án [12].

Các tranh chấp khi được giải quyết thông qua hòa giải đã làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, hàn gắn được những tình cảm sứt mẻ trong nội bộ nhân dân cũng như trong mỗi gia đình. Làm cho người dân ngày càng tin tưởng vào Tòa án nói chung, đội ngũ Thẩm phán, Thư ký nói riêng; góp phần tạo được niềm tin của các cấp ủy, chính quyền địa phương và xã hội đối với công tác giải quyết án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giải quyết án chia di sản thừa kế qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)