Một số kiến nghị với tổng công ty thuốc lá việt nam và nhà n-ớc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy thuốc lá thăng long (Trang 78 - 80)

nam và nhà n-ớc

1.Một số kiến nghị với Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

Việc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chuyển giao toàn bộ khâu cung cấp nguyên vật liệu cho công ty Nguyên Liệu Thuốc lá Bắc và thuốc lá Nam rất có thuận lợi cho nhà máy Thuốc lá Thăng Long trong việc đảm bảo chất l-ợng và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên đôi lúc thủ tục còn r-ờm rà và phải phân bố một cách có hạn chế cho tất cả các nhà máy thành viên. Nên chăng Tổng công ty chỉ lo cung cấp nguyên vật liệu một phần, còn lại nhà máy tự tìm nguồn cung cấp. Nh- thế sẽ tạo cho nhà máy Thuốc lá Thăng Long quyền chủ động trong việc phát triển vùng nguyên liệu có chất l-ợng cao và tiếp tục duy trì mối quan hệ mật thiết với một số địa ph-ơng mà nhà máy đã trực tiếp h-ớng dẫn gieo trồng, phổ biến kỹ thuật, cung ứng vật t-, tổ chức hái sấy bảo quản thu mua trong một thời gian rất dài.

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nên phối hợp hoạt động của các thành viên một cách nhịp nhàng đồng bộ để phát huy những mặt mạnh của mỗi đơn vị thành viên, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm chất l-ợng sản phẩm. Có kế hoạch giúp đỡ các nhà máy thành viên đặc biệt là về vốn kinh doanh, về thiết bị máy móc và các thông tin về thị tr-ờng.

Một vấn đề nữa của nhà máy Thuốc lá Thăng Long nói riêng cũng nh- các nhà máy khác là mặc dù chất l-ợng sản phẩm đ-ợc nâng cao nh-ng mức lãi thì lại giảm dần vì vật t- chủ yếu là nhập ngoại. Tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cho một sản phẩm tăng mặc dù nhà máy đã cố giảm chi phí sai hỏng đi rất nhiều. Để tạo điều kiện cho nhà máy tăng tr-ởng thuận lợi hơn Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nên đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác với các tập đoàn nguyên vật liệu thuốc lá lớn trên thế giới nh- Dimond, Intabex, Universal…tạo nguồn nguyên vật liệu ổn định, chất l-ợng bảo đảm và giá rẻ hơn vật t- nhập ngoại.

2.Một số kiến nghị với nhà n-ớc

Thuốc lá cũng nh- r-ợu bia là những mặt hàng bị đánh thuế tiêu thụ dặc biệt với mức thuế suất rấy cao. Sản phẩm thuốc lá của nhà máy phải chịu ba mức thuế: đối với các sản phẩm không đầu lọc chịu thuế suất 32%, đối với các sản phẩm bao cứng và bao mềm sử dụng d-ới 50% nguyên vật liệu nhập ngoại chịu thuế suất 52% và 70%đối với các sản phẩm bao cứng có sử dụng hơn 50% nguyên vật liệu nhập ngoại. Ngoài ra nhà máy Thuốc lá Thăng Long còn phải chịu cả thuế VAT, thuế sử dụng vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp. Với khoản nộp ngân sách quá lớn sẽ hạn chế khả năng của doanh nghiệp. Nên chăng nhà n-ớc cần có chính sách thuế công bằng hơn để tạo một moi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp.

Chất l-ợng sản phẩm cần phải đ-ợc quản lý chặt chẽ hơn nữa, không để tình trạng lan tràn thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu, trốn thuế…Nhà n-ớc phải xử lý nghiêm ngặt những tr-ờng hợp vi phạm pháp luật nh- buôn bán thuốc lá trái phép, câu kết trong việc sử dụng tem….Có nh- vậy mới tạo cho nhà máy yên tân sản xuất nâng cao chất l-ợng sản phẩm vì đã có nhà n-ớc đứng phía sau bảo hộ.

Doanh nghiệp nào cũng tìm mọi cách để quảng cáo sản phẩm của mình trên mọi ph-ơng tiện. Nh-ng nhà máy Thuốc lá Thăng Long lại bị cấm triệt để các hoạt động quảng cáo, khuyến mại d-ới mọi hình thức. Điều này càng gây khó khăn đối với nhà máy khi cho ra đời các sản phẩm mới. Ch-a một n-ớc nào trên thế giới ngoại trừ Singapore lại cấm quảng cáo thuốc lá nh- n-ớc ta. Mặc dù các n-ớc ấy cũng không khuyến khích việc sản xuất thuốc lá nh-ng chỉ cấm marketing ở một mức độ nhất định: nếu cấm quảng cáo trên truyền hình thì sẽ cho phép quảng cáo trên đài phát thanh; chỉ cấm quảng cáo trên các panô ap phich lớn, các đèn hiệu chứ không cấm quảng cáo d-ới dạng in tranh khổ nhỏ…Vậy thì tại sao Việt Nam lại không nới rộng quyền hạn này cho các

nhà máy thuốc lá.Nhà n-ớc đã cho phép các cơ sở thuốc lá tồn tại thì hãy cho phép họ đ-ợc h-ởng quyền kinh doanh trên thị tr-ờng đó là quyền quảng cáo,khuyến mại sản phẩm thuốc lá dù chỉ có giới hạn.

Kết luận

Khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển ở trình độ cao hơn thì cạnh tranh bằng chất l-ợng sản phẩm hay dịch vụ càng trở nên có hiệu quả. Sản phẩm chỉ có thể đ-ợc tiêu thụ nhanh khi nó có chất l-ợng thoả mãn nhu cầu thị tr-ờng, giá cả phù hợp với mức thu nhập của ng-ời tiêu dùng. Mọi doanh nghiệp đều nhận thức đ-ợc điều đó và luôn luôn chú ý đến việc bảo đảm và nâng cao chất l-ợng sản phẩm một cách đặc biệt, coi chất l-ợng là yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Nhà máy Thuốc lá Thăng Long với hơn 45 năm hình thành và phát triển cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Ban lãnh đạo và công nhân nhà máy luôn luôn đặt mục tiêu chất l-ợng lên hàng đầu và ra sức thực hiện bằng đ-ợc kế hoạch đã đặt ra. Sản phẩm của nhà máy đã đ-ợc ng-ời tiêu dùng chấp nhận với một sự tin t-ởng lớn về mặt chất l-ợng. Tuy nhiên chẳng có sản phẩm nào lại có chất l-ợng hoàn hảo cả, sản phẩm thuốc lá của Thăng Long cũng còn một số hạn chế. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực trạng cũng nh- khả năng của nhà máy tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp để chất l-ợng sản phẩm của nhà máy càng ngày càng trở nên hoàn thiện. Tôi hy vọng rằng những ý kiến của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ vào mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất l-ợng sản phẩm của nhà máy.

Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều nh-ng chuyên đề về :" Một số biện pháp nâng cao chất l-ợng sản phẩm của nhà máy Thuốc lá Thăng Long " của tôi chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong đ-ợc các thầy cô cũng nh- các cô chú trong nhà máy giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thiện hơn về kiến thức cũng nh- kinh nghiệm thực tế.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy thuốc lá thăng long (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)