- Cán bộ N.Nghiệp Địa chính xã, phường 137 25 40
3.2.8. Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Quan hệ Nhà nước nói chung và về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng được thực hiện theo chức năng đã được quy định, vì vậy để nâng cao hiệu quả của nó cần phải tiến hành phân cấp quản lý và phải công bố
những chức năng nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước ở địa phương cần phải đảm nhiệm, nhằm tăng cường trách nhiệm, đảm bảo tính sát thực và tạo sự năng động sáng tạo cho các cơ quan ở các cấp chính quyền địa phương.
Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp trên đại bàn tỉnh Khánh Hồ cần tập trung vào các nội dung sau:
+ Phân cấp về giải quyết các thủ tục các quy định được Tỉnh và Trung ương ban hành.
+ Phân cấp về tổ chức chỉ đạo lập quy hoạch theo quy mơ diện tích và loại hình sử dụng đất nơng nghiệp, theo các loại dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, cho các cấp các ngành.
+ Phân cấp về việc xây dựng các quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch tổng thể của địa phương và Trung ương đã ban hành.
+ Phân cấp thẩm quyền xem xét thẩm định, phê duyệt hoặc bãi bỏ các phương án quy hoạch nếu xét thấy kém hiệu quả.
+ Phân cấp tổ chức thực hiện các quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp các ngành đối với vấn đề này.
Hiện nay sự phối hợp giữa các ngành, các cấp của chính quyền địa phương với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn cịn thiếu chặt chẽ trong việc tham gia công tác phân vùng, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; chức năng nhiệm vụ và phân cấp quản lý còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ và chồng chéo. Để thực hiện có hiệu quả sự phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp địi hỏi phải có quy định rõ về vai trị và trách nhiệm của các cấp đối với các dự án quy hoạch phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp riêng, thể hiện ở chỗ:
Đối với quy hoạch vùng thì cơ quan chủ quản dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt dự án, tuy nhiên cần có sự tham gia xem xét của UBND cấp tỉnh (đại diện là sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn); ngược lại đối với các quy hoạch cấp tỉnh thì cơ quan chủ quản dự án là UBND Tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt dự án, tuy nhiên cần thiết phải có sự xem xét thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (đại diện là vụ Kế hoạch và Quy hoạch). Các quy hoạch ở các cấp phải lồng ghép vào nhau bảo đảm tính thống nhất cao độ về mặt lý luận khoa học và thực tiễn. Đảm bảo được sự thống nhất trong quá trình chỉ đạo lãnh đạo cơng tác lập và thực thi các dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đối với nội bộ tỉnh thì cơng tác quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp các cấp quản lý hành chính (huyện, xã và cấp tương đương) cũng phải được đặt trong mối quan hệ lồng ghép như trên, nhằm đảm bảo tính thống nhất cũng như sự bổ sung về năng lực khoa học, thực tiễn và trách nhiệm giữa các cấp.
Hơn nữa trong sản xuất nơng nghiệp thì bên cạnh hệ thống quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương, thì quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp theo lưu vực có một ý nghĩa hết sức to lớn, như: hạn chế lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn vùng hạ lưu, cân bằng nước đảm bảo nguồn sinh thủy, thậm chí cịn cân bằng nguồn nước cho các ngành, giữa nước tưới cho cây trồng và nhu cầu cho sinh hoạt, cho nuôi trồng thủy sản, cho công nghiệp, cho đô thị,... Do vậy quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực phải được xem là nền tảng của quy hoạch vùng và quy hoạch theo ranh giới hành chính các cấp cũng như là cơ sở để các quy hoạch ngành xem xét ứng dụng. Hiện nay hầu hết các quy hoạch của các tỉnh, huyện, xã chưa được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với quy hoạch lưu vực, chính vì vậy q trình thực hiện quy hoạch đã gây mất cân bằng sinh thái lớn; nhiều cơng trình hồ đập nhỏ đã được xây dựng nhưng sau khi xây dựng cơng trình hồ lớn thì mất khả năng phát huy tác dụng, hoặc nằm ngay trong vùng tưới của hồ lớn, gây lãng phí về vốn đầu tư; hoặc cơng trình hồ lớn đầu nguồn được xây dựng phát huy năng lực tưới rất lớn (ví dụ: hồ Suối Dầu Khánh Hòa) nhưng
lại gây xâm nhập mặn về mùa khơ cho vùng hạ nguồn (ví dụ: nguồn nước của nhà máy nước Sông Cái Nha Trang bị nhiễm mặn, hàng năm phải xây kè tạm rất tốn kém).
Xét trong nội bộ tỉnh, để thực hiện có hiệu quả việc phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp thì cần thiết phải quy định trách nhiệm của sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cùng phịng Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường các cấp thực hiện việc thống kê và đánh giá tình hình sử dụng đất cả về mặt số lượng và chất lượng. Cho đến nay Khánh Hịa nói riêng và các tỉnh khác nói chung vẫn chưa có chủ trương tổng kết rút kinh nghiệm về những kết quả và hạn chế trong quá trình sử dụng đất nơng nghiệp, cũng rất ít các cuộc hội thảo khoa học trao đổi về vấn đề này; hàng năm sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, sở Tài ngun và Mơi trường có các báo cáo tổng kết tình hình sử dụng đất, tình hình giao đất giao rừng theo nghị định 64/CP, tuy nhiên chỉ chú trọng đến số lượng và theo mục tiêu sử dụng đất giữa các ngành; cịn về mặt chất lượng thì hầu như khơng có gì chi tiết, mà chỉ dựa vào một số chỉ tiêu thống kê chung như năng suất, sản lượng.
Bên cạnh đó bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh trở xuống trình độ năng lực chun mơn, nghiệp vụ cịn yếu kém. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy này chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số cán bộ ở nhiều ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mức độ hiểu biết về cơng tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng cịn nhiều hạn chế. Chính điều này làm cho quá trình tổ chức thẩm định phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất các cấp xã phường, cũng như việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch không đạt yêu cầu. Do vậy công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ, phổ biến các văn bản quy trình quy phạm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp rất cần thiết.