- Cán bộ N.Nghiệp Địa chính xã, phường 137 25 40
3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ
Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà là nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện trong các quan điểm về quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp. Tuy nhiên để từng bước hồn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp ở
Khánh Hồ phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả cao gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, cân bằng sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở trên địa bàn cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của người dân và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực này. Khắc phục tình trạng hiện nay quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn thiếu căn cứ khoa học, chưa phù hợp với điều kiện thực tê,ỳ trước mắt mâu thuẫn lâu dài. Mặt khác, phải thể hiện được mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, cũng như quy hoạch của các ngành liên quan. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại trong hệ thống quy hoạch ở trên địa bàn không thể tách rời được.
Thứ hai, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải
đạt mục tiêu không ngừng tạo mọi điều kiện, môi trường để thúc đẩy người nơng dân hăng hái, tích cực mở rộng sản xuất nơng nghiệp, tăng cường thâm canh, không ngừng nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Điều đó, địi hỏi các cơ quan có trách nhiệm quản lý về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải coi đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện vấn đề này. Khắc phục tình trạng cơng tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cịn bị xem nhẹ và tuỳ tiện. Các cấp chính quyền địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho người dân tham gia xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở xem xét các yếu tố cần và đủ cho quá trình lập quy hoạch, ủy ban nhân dân các cấp cần tổ chức chỉ đạo xây dựng các phương án sử dụng đất nơng nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời cơng bố rộng rãi các chiến lược và quy hoạch để các hộ nông dân, doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn đầu tư kinh doanh một cách phù hợp.
Thứ ba, chính quyền địa phương phải quản lý quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp một cách chặt chẽ, đảm bảo hài hồ lợi ích của nhà nước và lợi ích của người dân. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện mục tiêu cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi đây là một mục tiêu quan trọng mà trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần phải hướng đến. Trên cơ sở xây dựng quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp để từ đó đề ra chiến lược, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng vùng theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá để phát huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường trong nước và thế giới. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hố tập trung chun canh, thâm canh, có năng suất,
chất lượng cao; áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Thứ tư, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp phải
khắc phục tình trạng đất nơng nghiệp hiện nay ở trên địa bàn còn phân tán, manh mún theo kiểu chia lẻ từng mảnh đất và phân lô cho từng hộ. Tăng cường quản lý cập nhật thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch, chú trọng làm tốt quy hoạch đối với những vùng sản xuất hàng hóa (cây con, sản phẩm, ngành nghề...). Coi trọng quy hoạch xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển khu dân cư. Phải làm tốt cơng tác giáo dục, bồi dưỡng trình độ của người dân trong việc sử dung đất nông nghiệp, nâng cao kỹ thuật thâm canh, tăng năng xuất sản lượng cây trồng vật ni gắn với quy mơ diện tích. Mặt khác, cần phải tơn trọng và nắm vững quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại và kế thừa chọn lọc những kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Thứ năm, quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp phải được tiến
hành một cách đồng bộ và thống nhất trước mắt khơng mâu thuẫn về lâu dài. Điều này địi hỏi các cơ quan chức năng làm công tác xây dựng quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà phải quán triệt các vấn đề sau:
- Phải nghiên cứu điều tra, khảo sát một cách cụ thể các điều kiện về đặc điểm của đất đai và môi trường sinh thái để từ đó làm cơ sở xây dựng quy hoạch thực sự có hiệu quả.
- Phải coi đây là một cơng tác khơng chỉ về kỹ thuật mà cịn thể hiện về kinh tế, về xã hội, về môi trường.
- Phải có quan điểm đối với việc sử dụng đất của các hộ nông dân, các tổ chức kinh tế để nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả và lý luận mới hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống.
Thứ sáu, phải tăng cường cơng tác thanh tra kiểm tra trong q trình
thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Phải đảm bảo các hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm tạo mọi điều kiện mơi trường trong q trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Coi đây là nội dung rất quan trọng vì chỉ qua cơng tác thanh tra kiểm tra mới đánh giá được hiệu quả q trình sử dụng đất nơng nghiệp. Cơng tác thanh tra kiểm tra trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trước trong và sau khi ban hành quy hoạch, đồng thời khi thanh tra kiểm tra phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Thứ bảy, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về quy hoach sử dụng đất nông nghiệp. Phải nhận thức đây là một nội dung đặc biệt quan trọng có tính quyết định đối với công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Do vậy phải tạo mọi điều kiện thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý không những về kỷ thuật mà cả về kinh tế, tâm lý xã hội.