Khánh Hồ là một trong các tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao và trên mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1996 - 2000 đạt 8,3%; giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,5%; GDP năm 2005 đạt gần 7000 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994) ( xem biểu 2.1).
Biểu2.1: Tốc độ tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn ( % )
TT Chỉ tiêu xem xét 1996 - 2000 Các giai đoạn2001 - 2005 1996 - 2005
Tổng cộng 8,30 11,50 9,50
1 Công nghiệp - Xây dựng 10,40 14,30 11,7
2 Nông - Lâm nghiệp 7,40 4,40 6,2
3 Du lịch - Dịch vụ 7,10 13,20 9,90
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( % )
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00
1 Công nghiệp - Xây dựng 31,00 35,30 40,50
2 Nông - Lâm nghiệp 31,00 26,90 17,50
3 Du lịch - Dịch vụ 38,00 37,80 42,00
Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh Khánh Hòa, nhiệm kỳ 2001 - 2006
Trong quá trình phát triển, mặc dù cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng nhanh công nghiệp và du lịch - dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến đời sống của một bộ phận lớn dân cư nông thôn (năm 2005 dân số nông nghiệp vẫn chiếm 59%) cũng như thực hiện các chương trình, những dự án trọng điểm về an ninh lương thực và xuất khẩu (cây công nghiệp dài ngày, mía đường, cây ăn quả), địi hỏi ngành nơng nghiệp ngồi việc mở rộng diện tích cịn phải tổ chức sắp xếp sử dụng một cách có hiệu quả và khoa học tiềm năng đất vốn có.
Biểu 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua một số năm
Cơ cấu sử dụng đất Năm
2000 Năm Năm 2005 Tăng Giảm Tổng cộng 82912 92664 9752
1. Đất đang canh tác nông nghiệp 76894 85765 8871
1.1. Đất trồng cây hàng năm 61094 63657 2563
1.1.1 Đất lúa; lúa - màu 24464 25020 556
Ruộng 3 vụ 1650 1800 150 Ruộng 2 vụ 14791 15700 909 Ruộng 1 vụ 9669 7520 -2149 1.1.2. Đất cây hàng năm khác 36592 38504 1912 Mía 14840 17500 2660 Loại khác 15480 21004 5524 1.1.3. Cỏ trồng cắt 38 133 95
1.2. Đất trồng cây lâu năm 15800 22109 6309
1.2.1. Cây công nghiệp lâu năm 6150 7830 1680
Dừa 2670 2100 -570
Điều 2720 5500 2780
Cà phê 730 180 -550
Loại khác 30 50 20
1.2.2. Cây ăn quả 9650 14279 4629
Loại khác 5125 7279 2154
2. Mặt nước nuôi trồng thủy sản 4918 5686 768
3. Đất làm muối + Loại khác 1100 1213 113
Nguồn: Báo cáo kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và 2005, Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Khánh Hịa
Quy mơ diện tích các loại cây trồng tăng giảm thất thường, thiếu tính ổn định; đặc biệt đối với cây lâu năm, từ năm 2000 đến 2005 diện tích dừa tồn tỉnh giảm 570 ha, nếu tính theo giá đầu tư hiện nay 1ha dừa sau 5 - 7 năm kiến thiết cơ bản phải đầu tư khoảng 65 triệu đồng, thì tổng thiệt hại khoảng 37 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 7,5 tỷ đồng); Đối với diện tích cà phê giảm từ 730 ha xuống cịn 180 ha (giảm 550 ha), mặc dù khơng lớn, nhưng thực tế số diện tích này chỉ canh tác ở 2 huyện đồng bào dân tộc miền núi (Khánh Sơn; Khánh Vĩnh) với quy mô dân số của cả 2 huyện hiện nay chỉ có 34.000 người (tương đương 6800 hộ dân cư), thì đây là thiệt hại rất đáng cần phải quan tâm. Do vậy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp là hết sức cần thiết, song phải tính đến chiến lược thị trường, giá cả và năng lực dân cư, khả năng đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, nhằm đảm bảo tính khả thi, tính bền vững trong sản xuất nơng nghiệp; đồng thời có bước đi thích hợp phù hợp theo từng giai đoạn nhất định. Như vậy hơn lúc nào hết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được đặt ra rất cấp thiết cho tỉnh Khánh Hoà, nhằm xác định được lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của tỉnh, đảm bảo cho nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà phát triển nhanh và ổn định.
Việc gia tăng diện tích ni trồng thuỷ sản các loại; trồng rừng bảo vệ đất, bảo vệ môi trường đã và đang có những tranh chấp khơng nhỏ giữa các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Cơng nghiệp tuy là ngành có nhịp độ tăng trưởng lớn và có xu thế phát triển ở mức cao trong thời gian qua và trong
thời gian tới, nhưng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất cơng nghiệp cịn lạc hậu đơn điệu. Vì vậy trong các giai đoạn tới ngồi việc đổi mới cơng nghệ, tăng cường trang thiết bị hiện đại đồng bộ, thì ngành cơng nghiệp địi hỏi xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp mới, quỹ đất dành cho mục đích này dự kiến là rất lớn, ảnh hưởng đến quy mơ diện tích sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng ven đơ thị. Bên cạnh đó nhu cầu cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện nước), phát triển du lịch cũng gây sức ép lớn đối với việc sử dụng đất. Trong khi đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với Khánh Hoà ngoài việc phát triển du lịch dịch vụ thì cần phải tăng cường thúc đẩy phát triển mạnh nông nghiệp, một trong những thế mạnh của Khánh Hòa so với cả nước. Để làm tốt vấn đề này một trong những yếu tố rất quan trọng là việc tăng cường công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp.
Dân số tỉnh Khánh Hồ có đến cuối năm 2005 là 1.123 nghìn người, trong đó: dân cư nơng thơn 617,6 nghìn người (chiếm 55% dân số) thành thị 505,4 nghìn người (chiếm 45% dân số). Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 4,5% tổng dân số, trong đó: Raglei 3,17%; Hoa 0,58%; Gie-Triêng 0,32%; Ê đê 0,25%. Dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi, tỷ lệ người dân tộc cao nhất là ở huyện Khánh Sơn (81,3%) và Khánh Vĩnh (69,66%). Thực tiễn hiện nay đồng bào dân tộc nhìn chung có trình độ dân trí thấp, tập qn du canh, du cư, phát nương làm rẫy vẫn tồn tại khá phổ biến. Do vậy đối với 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thì cơng tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp địi hỏi càng cấp thiết.
Có thể nói Khánh Hồ là một trong những nơi “đất chật người đơng” mật độ dân số 220 người/km2, bình qn đất đang canh tác tính cho mỗi nơng hộ chỉ đạt 0,76 ha/hộ (tồn vùng Dun hải nam trung bộ bình quân đạt 0,9 ha/hộ). Sự gia tăng nhanh dân số cũng như q trình cơng nghiệp hố và đơ
thị hố, đã đang và sẽ gây nên áp lực rất lớn đối với việc sử dụng đất đai; các hiện tượng chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất đã và đang diễn ra rất phổ biến, nếu khơng có phương án quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt sẽ nẩy sinh những tranh chấp, sử dụng đất chồng chéo giữa các ngành kinh tế, giữa các cơng trình, dân cư dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả. Tình trạng đốt nương làm rẫy, du canh cịn khá phổ biến ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do ảnh hưởng lớn mơi trường sinh thái; một bộ phận lớn dân cư có đời sống cịn thấp, nhu cầu phát triển nơng nghiệp cịn lớn (tỷ lệ hộ nghèo, đói của tỉnh Khánh Hồ năm 2005 là 17,5%, trong đó đa số là hộ sản xuất nông nghiệp); áp lực gia tăng dân số và nhu cầu đời sống địi hỏi phải khai khẩn thêm nhiều diện tích đất rừng sang sản xuất nơng nghiệp; trình độ thâm canh và kinh doanh của một số lượng lớn nơng hộ cịn ở mức rất thấp, sản xuất chủ yếu chạy đua theo phong trào, thiếu một tầm nhìn chiến lược.Tất cả những vấn đề này cho thấy đòi hỏi phải có sự chỉ đạo khuyến cáo kịp thời của các cấp, các ngành, mà một trong những cơ sở khoa học của nó là dựa trên các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của vùng, tỉnh, huyện và các dự án chi tiết.