Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, rà xét, đánh giá lại toàn bộ số lượng, chất lượng các dự án quy hoạch, chất lượng đất nông

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 73)

- Cán bộ N.Nghiệp Địa chính xã, phường 137 25 40

3.2.1.Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, rà xét, đánh giá lại toàn bộ số lượng, chất lượng các dự án quy hoạch, chất lượng đất nông

số lượng, chất lượng các dự án quy hoạch, chất lượng đất nông nghiệp

Đây là một nội dung cần phảỡi được quan tâm đúng mức để từ đó xác định một cách chính xác số lượng, chất lượng dự án, chất lượng đất nông nghiệp một cách cụ thể như: dự án chỉnh trị sông Tắc - sông Quán Trường và dự án xây dựng bờ kè Sông Cái cũng đã được triển khai sẽ lấy đi một số

lượng rất lớn đất canh tác lúa 2 vụ và 3 vụ của thành phố Nha Trang. Dự án khu vực Cam Ranh: khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh được quy hoạch để trở thành khu kinh tế du lịch cao cấp có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế; Khu vực vịnh Vân Phong: Quy hoạch khu kinh tế vịnh Vân Phong đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế là mũi nhọn và dự kiến sẽ kéo theo các ngành dịch vụ khác như: du lịch, tài chính, giao thơng, viễn thơng,... góp phần phát triển khu vực này thành khu đô thị xung quanh vịnh Vân Phong với tổng dân số khoảng 400.000 người. Vì vậy, cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt là quy mô và cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Khu vực Ninh Hoà: Quy hoạch các khu dân cư Ninh Long, Ninh Thuỷ và khu tái định cư Ninh Hoà... Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch một số ngành, lĩnh vực (đã và sắp thực hiện), như: Bổ sung quy hoạch giao thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có làm mới các tuyến đường: Quốc lộ 1 A tránh thị xã Cam Ranh, thị trấn Ninh Hoà và thị trấn Vạn Giã; tuyến nối khu du lịch Giang Bay đi khu du lịch Tà Gụ và Hòn Bà, tuyến quốc lộ 26 tránh thị trấn Ninh Hoà, tuyến ven biển huyện Vạn Ninh, tuyến cao tốc Cao Bá Quát - Cầu Lùng, tuyến Cầu Lùng đi thị trấn Khánh Vĩnh nối với tuyến Khánh Lê đi Đà Lạt, tuyến đường sắt cao tốc Sài Gòn - Nha Trang...; Bổ sung quy hoạch phát triển Công nghiệp đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020; Điều chỉnh Quy hoạch Du lịch toàn tỉnh đến năm 2020 và nhiều các dự án nhỏ lẻ khác.

Bên cạnh việc rà xét đánh giá lại số lượng và chất lượng dự án, thì cịn cần phải tiến hành đo đạc, khảo sát, đánh giá phân hạng thích nghi đất đai; cơng tác này được tiến hành cho cả diện tích đang canh tác cũng như những diện tích mới được phục hố hoặc khai hoang đưa vào sử dụng và cả những diện tích đất có tiềm năng phát triển sản xuất nơng nghiệp. Đây là biện pháp

mang tính khoa học và tiền đề cho q trình quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp nhưng đến nay tỉnh Khánh Hoà tổ chức thực hiện chưa đạt yêu cầu. Đây là cơ sở giúp cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng nắm chắc số lượng và chất lượng đất nơng nghiệp (diện tích, hạng đất của mỗi thửa); thơng qua việc đánh giá đất nông nghiệp để nhận biết khả năng sinh lợi của mỗi thửa đất, tính phù hợp về điều kiện tự nhiên của các thửa đất đối với từng loại cây trồng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho việc quản lý đất nơng nghiệp và phân bổ nó theo nhu cầu sử dụng của các đối tượng trên địa bàn các tỉnh Khánh Hoà theo nội dung Chỉ thị 299/TTg và QĐ 201 của Chính phủ, Quyết định 56/ĐKTT của Bộ Tài ngun và Mơi trường. Chỉ có thực hiện tốt vấn đề này mới tạo cơ sở, nền tảng cho quá trình quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp.

Đăng ký đất nông nghiệp không chỉ tuân thủ các quy định về đăng ký, lập hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà còn phải chấp hành đúng các chế độ về quản lý, sử dụng đất nhằm xác định đúng đối tượng được đăng ký, các quyền được hưởng và các nghĩa vụ sử dụng đất. Đồng thời, đăng ký đất sẽ cung cấp thơng tin về tình hình sử dụng đất để phân tích chính xác việc thực hiện chính sách về đất và đề xuất, điều chỉnh chủ trương, chính sách, chiến lược quản lý và sử dụng đất. Ngoài lực lượng thực hiện đo đạc, chỉnh lý, bổ sung phục vụ yêu cầu lập bảng đồ, kê khai đăng ký quyền sử dụng đất do sở cũng như các phòng Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm, mỗi xã phải thành lập một tổ đăng ký để tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về quản lý, sử dụng đất. Tổ này dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của uỷ ban nhân dân xã số lượng thích hợp thường từ 5-7 người.

Nội dung rà xét lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở địa bàn cần tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Phải đánh giá cho được những hạn chế yếu kém sử dụng đất nông nghiệp về nhiều mặt, nhất là các đặc điểm về khí hậu đất đai, địa hình, địa mạo và thổ nhưỡng, mức độ thích hợp của cây trồng; khả năng hình thành các vùng chuyên canh; vùng sản xuất hàng hóa có năng suất chấ lượng cao, các bước đi trong quá trình sử dụng đất, ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội và môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai.

- Phải xác định được quy mô của các loại sản phẩm cần phải phát triển phù hợp với thị trường tại chỗ, trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh cần đề ra, hoặc khuyến cáo các giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ, mức độ áp dụng công nghệ sinh học cho các loại cây trồng vật nuôi theo các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

- Phải tổ chức đánh giá hiệu quả của việc thực hiện quy hoạch của các huyện, xã, các vùng, để có kết luận một cách cụ thể về những kết quả đạt được và những thất bại trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp. Thế mạnh của tỉnh Khánh Hồ là có thể phát triển một nền nơng nghiệp toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu; tuy nhiên trong thực tế quy mơ diện tích và sản lượng ngày càng gia tăng, nhưng năng suất qua các năm tăng không đáng kể, dịch bệnh phát triển mạnh, nhiều vùng nuô trồng thủy sản bị ơ nhiễm mơi trường phải xóa trắng trong một thời gian dài (ví dụ: vùng nuôi tôm trên 200 ha của xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, năm 2002 phải dừng nuôi trong 1 năm để tiến hành việc khử trùng).

- Tiềm năng diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Khánh Hịa là rất lớn và rất có hiệu quả (trên 8000 ha), do vậy cần phải quan tâm hàng đầu đến việc đánh giá hiệu quả của q trình sử dụng đất ni trồng thuỷ. Đây là vấn đề rất nhạy cảm đòi hỏi phải đánh giá cụ thể chi tiết theo lô thửa, theo khu vực ni trồng, nhằm khắc phục tình trạng phát triển ồ ạt theo kiểu “mạnh ai người đó được”. Đặc biệt hiện nay có nhiều chủ ruộng đất đã chuyển đổi cả đất lúa 2 vụ

sang ni tơm, trong khi đó tiềm năng mặt nước ven đầm vịnh, ni tơm trên cát cịn rất lớn; do vậy cần có quy hoạch chi tiết cụ thể đất có khả năng ni trồng thủy sản, xác định rõ quy mô tổng thể và cân đối khả năng chuyển đổi các loại đất đai sang mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản; thiết kế đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, như: khai thông luồng lạch để cấp nước, thoát nước, xả nước, thay đáy bùn, hệ thống điện để sục khí, quy mơ diện tích để đảm bảo dịng chảy nhằm đảm tính bền vững và lợi ích xã hội tồn ngành thủy sản.

- Ngồi việc rà xét quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho việc trồng lương thực, nuôi trồng thuỷ sản cần phải rà xét quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho sự phát triển cây công nghiệp trên địa bàn cụ thể là:

+ Rà xét lại quy hoạc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê, dừa, đào lộn hột, cây ăn quả lâu năm. Rà xét đối với cây công nghiệp ngắn hạn như: cây dứa, cây mía,...

+ Rà xét quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các trang trại nông lâm trường đây là một vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức, bởi hiện nay đối với tỉnh Khánh Hòa tiềm năng và xu thế phát triển kinh tế trang trại là rất lớn, như trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi, trang trại hỗn hợp, trang trại ni trồng thủy sản... Cũng như cả nước, Khánh Hịa cần tập trung triển khai tốt Nghị quyết 03 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, giải quyết một số biện pháp và chính sách về trang trại như: giao quyền sử dụng đất nông, lâm, thủy sản lâu dài cho các chủ sử dụng đất, các chủ trang trại, hậu thuẫn về thị trường, chính sách, quy mơ sản xuất, tạo điều kiện tập trung hóa đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng chun mơn hóa kết hợp với đa dạng hóa, hỏi cơng tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải được rà sốt lại cho địi phù hợp với xu thế này.

- Rà xét lại quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp trên tồn vùng ở nông thôn và theo từng lĩnh vực, từng loại cây con chủ yếu và theo từng vùng; trên cơ sở của quy hoạch này cần triển khai rà soát lại và xây dựng mới các quy hoạch chi tiết, định hình quy mơ các vùng chun mơn hóa tập trung đã có, thực hiện quy hoạch các vùng chun mơn hóa mới đặc biệt là vùng cây công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản.

- Thu thập đầy đủ các tài liệu số liệu liên quan đã có, đồng thời tổ chức rà soát bổ sung hoặc xây dựng mới những tài liệu có liên quan khác (các loại bản đồ, dự án, quy hoạch; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và đầy đủ các loại quy hoạch cần thiết có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp; cụ thể là:

+ Cơ sở thông tin, tư liệu, bản đồ đã có: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (phương án điều chỉnh, bổ sung); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị đến năm 2010; Chương trình phát triển kinh tế biển, đảo giai đoạn 2006 - 2010; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà 5 năm 2006 - 2010; Quy hoạch ngành Cơng nghiệp tồn tỉnh đến năm 2010 (điều chỉnh, bổ sung); Dự án quy hoạch xây dựng khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tồn tỉnh đến năm 2010; Quy hoạch ni trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà (điều chỉnh, bổ sung); Quy hoạch ngành Du lịch toàn tỉnh đến năm 2010 (điều chỉnh, bổ sung); Tài liệu khảo sát và quy hoạch vùng khoáng sản; Dự án chỉnh trang đường và kè hai bên bờ sông Cái (giai đoạn I), 2006 - 2010; Quy hoạch sản xuất và chế biến Muối tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2010; Quy hoạch mạng lưới giao thơng tồn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (điều chỉnh, bổ sung); Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Khánh Hòa, thời kỳ 2001 - 2010; Quy hoạch sử dụng đất đai 7 huyện, thị và thành phố Nha Trang thời kỳ 1998 - 2010; Kết quả kiểm kê đất đai và xây

dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 toàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố; Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 toàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố; Kết quả thống kê đất đai năm 2001, 2002, 2003; Chương trình phát triển hệ thống đơ thị tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Tài liệu quy hoạch điều chỉnh các thị trấn Tô Hạp, Khánh Vĩnh, Vạn Giã, Ninh Hoà và các thị tứ trên địa bàn tỉnh; Tài liệu quy hoạch xây dựng thị xã Cam Ranh đến năm 2010 và 2020 (điều chỉnh, bổ sung); Dự án quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Bắc Cam Ranh; Tài liệu quy hoạch xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2020 (điều chỉnh, bổ sung); Tài liệu các dự án quy hoạch đơ thị phía Tây TP. Nha Trang, khu đô thị Tây Lê Hồng Phong, khu đô thị Vĩnh Thái, khu dân cư Đường Đệ, khu dân cư Vĩnh Điềm Trung, khu dân cư Nam Vĩnh Hải, khu dân cư Bắc Nha Trang, khu dân cư Phước Đồng, khu biệt thự Phú Quý, Anh Nguyễn, Thiên Nhân; Tài liệu quy hoạch xây dựng khu kinh tế vịnh Vân Phong đến năm 2020; Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hoà các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.

+ Những tài liệu phải tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung hoặc xây dựng mới: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hịa đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (phương án điều chỉnh, bổ sung); Tổng hợp, đánh giá tình hình cơ bản về kinh tế - xã hội toàn tỉnh và các huyện thị: xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế, dân số lao động, đời sống dân cư,... giai đoạn 2001 đến 2005; Điều tra, đánh giá công tác xây dựng trung tâm cụm xã, xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình 135/CP; Điều tra, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai toàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố từ năm 2001 đến 2005; Điều tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất toàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố từ năm 2001 đến 2005; Điều tra bổ sung xây

dựng bản đồ hiện trạng các cơ sở hạ tầng năm 2005 toàn tỉnh, tỷ lệ 1/50.000; Điều tra, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của tất cả các Sở, ban, ngành và các huyện, thị, thành phố, xã, thị trấn, phường, các chương trình, dự án quy hoạch, dự án đầu tư,... giai đoạn 2006 - 2010; Điều tra, khảo sát các khu vực cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; các khu vực phát triển công nghiệp tập trung; khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ; các khu vực phát triển du lịch & dịch vụ; các khu dân cư đô thị quy hoạch mới và bố trí xen ghép; các khu vực mở rộng thị xã, thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã,...

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 73)