- Cán bộ N.Nghiệp Địa chính xã, phường 137 25 40
3.2.9. Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thị và các ngành liên quan trên địa bàn cần kịp thời tổ chức thanh tra kiểm tra liên ngành theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Trong q trình kiểm tra, thanh tra phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp đồng thời phải có kế hoạch giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu tố về quy hoạch nhất là quy hoạch treo và quy hoạch hiệu quả thấp gây lãng phí và tiêu cực. Tiếp tục mở các lớp tập huấn về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và công tác quản lý đất nông nghiệp cho cán bộ làm công tác này nhất là cán bộ ở cấp xã. Trên cơ sở các quy định của nhà nước, uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng ban hành chức năng nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức thanh tra kiểm tra sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn, để có kế hoạch giúp đỡ hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là gắn với sự phát triển sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, gắn với đời sống hàng ngày của nhân dân, hơn nữa đất đai có đặc điểm là khơng thể di chuyển được cũng như tái tạo là rất khó, do vậy yêu cầu của công tác thanh tra kiểm tra là:
- Công việc kiểm tra phải được tiến hành kịp thời trong thời gian nhất định; nếu khơng như vậy thì dù có phát hiện được vấn đề, có kết luận rất đúng, nhưng thời gian q muộn nên khơng có tác dụng.
- Phải coi trọng những kết luận kiểm tra phù hợp với thực tế, có chế tài quy định trách nhiệm rõ ràng và phải có hướng giải quyết nhanh, nếu khơng sẽ khơng đạt mục tiêu đề ra.
- Phải thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, đặc biệt đối với một phương án quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp thì địa bàn rộng lớn, đối tượng sản xuất cũng như người sản xuất là rất đa dạng và phức tạp. Do vậy công tác
kiểm tra hơn ai hết chính là cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thôn, đội,...) và người dân trực tiếp thực thi phương án quy hoạch; các thông tin phản hồi từ các đối tượng này chính là các số liệu cần phải được kiêm nghiệm phân tích đánh giá và kết luận.
Đồng thời để làm tốt công tác thanh tra kiểm tra thì UBND các cấp cần phải quy định các nội dung cần thiết phải kiểm tra, cụ thể như:
- Đối với cơng tác lập quy hoạch thì tổ chức xem xét về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, các số liệu, tài liệu sử dụng để lập quy hoạch; sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội; tính thống nhất của quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng và các loại quy hoạch khác. Kiểm tra là để đánh giá dự án, nắm vững tình hình tiến triển của phương án, kiểm tra sự phù hợp của nó so với các chỉ tiêu nội dung dự án đã được phê duyệt, từ đó có những kết luận phù hợp.
- Đối với việc thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch, cần tập trung kiểm tra việc chấp hành sử dụng đất theo phân định ranh giới nông - lâm nghiệp, phân định đất nơng nghiệp với các loại đất sử dụng có các mục đích khác, phân định đất trồng trọt và đất nuôi trồng thủy sản; kiểm tra tiến độ chu chuyển sử dụng đất theo định kỳ; kiểm tra tính hiệu quả các mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp theo quy hoạch; kiểm tra tiến độ sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch; kiểm tra tiến độ và điều kiện tái định canh các hộ phải giải tỏa di dời,...
Quá trình kiểm tra giám sát cần làm tốt các chế độ báo cáo định kỳ, tổ chức các buổi giao ban về nội dung quản lý quy hoạch của nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp, cần phối hợp tốt các hình thức thanh tra, kiểm tra theo định kỳ đột xuất và theo chun đề có liên quan đến cơng tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở phát huy năng lực của các tổ chức thanh tra
kiểm tra (thanh tra nhà nước, thanh tra ngành địa chính, thanh tra ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn).