Sự cần thiết áp dụng chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở việt nam 07 (Trang 25 - 28)

1.2. Khái niệm và nội dung chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh

1.2.2. Sự cần thiết áp dụng chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh

1.2.2.1. Ảnh hưởng của các hành vi hạn chế cạnh tranh đối với phát triển nền kinh tế

Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, là động lực phát triển của các thành phần, chủ thể kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Động lực cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp cải tiến thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp của mình. Cạnh tranh định hướng cho việc kinh doanh sản phẩm dịch vụ, điều tiết quan hệ cung cầu của xã hội, thông qua cạnh tranh các nhà sản suất sẽ không ngừng sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn với giá thành hợp lý hơn, nhờ vậy người tiêu dùng được lựa chọn các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ mà họ mong muốn. Đồng thời, cạnh tranh giúp cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả nhất, phân phối nguồn lực và điều hòa thu nhập.

Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế diễn ra khi doanh nghiệp sử dụng bằng mọi cách thức, thủ đoạn để tiến hành cạnh tranh với mục đích chiếm được ưu thế cạnh tranh, gây thiệt hại hoặc bất lợi cho chủ thể cạnh tranh, thậm chí thủ tiêu cạnh tranh, loại bỏ và tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh. Hậu quả là nó xóa bỏ cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ không còn phải chịu sức ép của cạnh tranh và từ đó có thể tha hồ đưa ra những điều kiện giao kết bất lợi cho khách hàng. Đặc biệt, khi xuất hiện độc quyền, người tiêu dùng không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận hàng hóa, dịch vụ và các điều kiện kèm theo của doanh nghiệp độc quyền.

là ảnh hưởng tới cấu trúc thị trường và sự phát triển của nền kinh tế. Theo quy luật

tự nhiên của thị trường, “kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh và hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có sự tích tụ dần trong quá trình kinh doanh để nâng cao dần vị thế của người chiến thắng trên thương trường” [52, tr.15], thu nhập và các

nguồn lực kinh tế thu được sẽ tập trung vào tay các doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Tuy nhiên, sự lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền sẽ tác động đến quy luật cung - cầu và các quy luật cạnh tranh tự nhiên trên thị trường, khiến cho các nguồn lực kinh tế không tập trung vào các doanh nghiệp có khả năng thực sự. Điều này làm sai lệch sự vận động vốn có của thị trường, gây ra sự hỗn loạn và làm thị trường mất đi sự ổn định, nhịp nhàng vốn có. Các hành vi hạn chế cạnh tranh còn gây hao phí nguồn lực kinh tế, ngăn cản, kìm hãm việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật, mở rộng sản xuất… nên các nguồn lực kinh tế của xã hội và của chính doanh nghiệp không được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý. Hạn chế mức độ đầu tư làm giảm đi khả năng phát triển thị trường liên quan, từ đó khả năng cạnh tranh và quy mô kinh doanh sẽ bị kìm hãm, gây tổn hại không thể phục hồi cho sự tăng trưởng kinh tế. Khác với hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại tới một hoặc một vài doanh nghiệp cụ thể, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh đe dọa tới cả một nhóm doanh nghiệp, một lĩnh vực kinh doanh, và do vậy tác động có nó mang tính hệ thống, có thể gây thiệt hại đến cả nền kinh tế của đất nước. Để loại trừ được những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là công cụ cần thiết để Nhà nước điều tiết những hành vi gây nguy hại cho thị trường và đặc biệt cho sự phát triển của nền kinh tế.

1.2.2.2. Yêu cầu bảo vệ cấu trúc thị trường và môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong kinh doanh

Như phân tích ở trên, có thể thấy hậu quả của cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến các thủ đoạn, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm kìm hãm, hạn chế sự phát triển của thị trường. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính mà còn cả kinh tế - xã hội đất nước. Do vậy, cùng với sự phát triển của nền

kinh tế thị trường là nhu cầu: Bảo vệ và điều tiết quy luật cạnh tranh, bảo vệ cấu trúc của thị trường; bảo vệ các chủ thể kinh doanh (chủ thể tham gia cạnh tranh trên thị trường); bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội.

Bản thân cơ chế thị trường có những khuyết tật mà tự nó không thể khắc phục được, do đó cần phải có sự can dự của công quyền nhằm định hướng các hoạt động trên thị trường diễn tiến trong một khuôn khổ hợp lý. Để hạn chế hậu quả tiêu cực do hành vi cạnh tranh gây ra, cũng như bảo đảm chủ thể cạnh tranh không lạm dụng quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, ở mức độ nào đó, Nhà nước tác động vào các hành vi cạnh tranh của họ. Sự tác động đó có thể làm cho doanh nghiệp hiểu được khuôn khổ, quy tắc của hành vi kinh doanh, từ đó có những ứng xử trên thị trường cho phù hợp. Luật Cạnh tranh ra đời là để bảo vệ quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các quy phạm của luật cạnh tranh có mục tiêu tìm cách phát huy cạnh tranh hiệu quả và không bị bóp méo trên thị trường. Do vậy, pháp luật hầu hết các nước đều đưa ra các văn bản luật hoặc các quy định cụ thể nằm trong các ngành luật khác nhau để kiểm soát hiệu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh và áp dụng chế tài xử lý đối với các chủ thể vi phạm nhằm duy trì sự ổn định, tính cạnh tranh hiệu quả giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua khung pháp lý về cạnh tranh được thiết lập, Nhà nước cũng có thể can thiệp vào các hành vi cạnh tranh bằng cách áp dụng biện pháp đình chỉ hành vi, phạt tiền, bồi thường thiệt hại đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh. Có thể hiểu, đó là các biện pháp chế tài mà chủ thể vi phạm cạnh tranh phải chịu trước những hành vi cạnh tranh của mình gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới đối thủ cạnh tranh và môi trường cạnh tranh. Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh với chế tài đủ mạnh, sẽ là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thành viên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ thị trường. Chế tài hạn chế cạnh tranh ra đời nhằm: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vi cản trở, kìm hãm cạnh tranh của các doanh nghiệp đối thủ; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng); là công cụ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công bằng.

Như vậy, chế tài có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia thị trường và người tiêu dùng, nó còn có chức năng ngăn ngừa và hạn chế vi phạm các quy định về cạnh tranh, nâng cao đạo đức kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần bảo vệ quyền tự do kinh doanh của chủ thể trên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh và các quan hệ thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế… Ở Cộng

hòa Czech có câu thành ngữ: “Laws without punishment are like bells with no clackers” (Pháp luật mà không đi kèm với hình phạt thì chẳng khác nào cái chuông câm) [25, tr.15]. Hình phạt ở đây chính là các chế tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở việt nam 07 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)