1.3. Kinh nghiệm pháp luật các nước về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước Châ uÁ
* Ở Nhật Bản
Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng đã quy định đầy đủ các biện pháp chế tài để chống lại các hành vi hạn chế cạnh tranh như: Phạt hành chính tương đối nghiêm khắc cũng như phạt tiền hình sự đối với các công ty, áp dụng phạt tù và trách nhiệm hình sự khác đối với cá nhân, cùng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cơ chế chính cho việc áp đặt lệnh chế tài theo Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng năm 1991 là hệ thống phạt tiền hành chính. Doanh nghiệp bị phát hiện có các hành vi hạn chế kinh doanh hoặc áp đặt giá sẽ là đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền hành chính. Phạt tiền hành chính không áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt được tính bằng mức tỷ lệ phần trăm (1% - 6%) doanh số bán hàng của công ty tham gia vào hạn chế cạnh tranh, với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào thành phần và vào việc công ty được coi là một doanh nghiệp hoặc nhỏ và vừa [59].
Để đẩy mạnh khả năng phòng chống đối với những vi phạm pháp luật cạnh tranh, Nhật đã sửa đổi luật cạnh tranh và việc sửa đổi đã đem lại nhiều hiệu quả. Trong các vấn đề quan tâm cần được sửa đổi bao gồm tăng thêm tỷ lệ phạt đối với vi phạm luật chống độc quyền, từ 6% lên 10% doanh thu liên quan đối với công ty lớn và áp dụng tỷ lệ hơn 50% đối với những công ty tái phạm. Sửa đổi Luật Chống độc quyền cho phép Ủy ban Thương mại lành mạnh (Japan Fair Trade Commission - JFTC) được quyền đưa ra sự buộc tội hình sự đối với các doanh nghiệp vi phạm. Luật Chống độc quyền còn căn cứ vào từng đặc điểm kinh doanh mà áp dụng các mức phạt khác nhau. Và đối với những doanh nghiệp chấm dứt vi phạm ngay từ những bước đầu tiên có thể được xem xét giảm 20% tổng tiền phạt, còn đối với doanh nghiệp tái phạm có thể chịu mức phạt tăng lên tới 50% tổng tiền phạt. Đây
được xem như một bước tiến có tác dụng răn đe lớn tới các doanh nghiệp có ý định tái phạm. Cùng với phạt tiền hành chính, Ủy ban Thương mại lành mạnh có thể yêu cầu doanh nghiệp liên quan đệ trình các báo cáo hay chấm dứt các hành động vi phạm, hoặc tiến hành bất kỳ biện pháp nào khác cần thiết để hủy bỏ các hành động vi phạm [6, Điều 7].
Bên cạnh chế tài hành chính, Nhật Bản cũng là một trong ít nước áp dụng chế tài hình sự chống lại hành vi phản cạnh tranh. Cá nhân có thể bị truy tố khi vi phạm luật chống độc quyền, và có thể bị áp dụng phạt tù lên tới 3 năm và phạt tiền tới 5 triệu yên. Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng cũng quy định phạt tiền hình sự đối với các công ty, hiệp hội kinh doanh khi các đại lý, nhân viên hay đại diện của họ có hành vi phạm pháp khi hoạt động nhân danh công ty hay hiệp hội. Mức phạt tối đa đối với công ty có thể lên tới 1 tỷ Yên.
Đạo luật chống độc quyền cho phép các bên kiện dân sự đối với các thiệt hại thực tế nhằm chống lại các công ty vi phạm pháp luật chống độc quyền đã được Ủy ban Thương mại lành mạnh tuyên bố. Ngoài ra, bất cứ cá nhân bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật chống độc quyền cũng có thể yêu cầu bồi thường [6, Điều 25]. Tuy nhiên, có một loạt các rào cản pháp lý đối với kiện yêu cầu đòi bồi thường do vi phạm Luật Chống độc quyền, như: Án phí cao, khả năng phát hiện ra hành vi rất hạn chế và khó chứng minh mối quan hệ nhân quả nữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Điều này đã làm hạn chế khả năng thành công trong các vụ kiện tương tự, ngay cả một số trường hợp thành công, thì số tiền được bồi thường cũng rất thấp. Và theo đó, rủi ro trong tố tụng dân sự về yêu cầu bồi thường không có nhiều tác động đến việc giảm các vi phạm về hạn chế cạnh tranh. Luật Chống độc quyền của Nhật Bản còn ban hành chính sách khoan dung. Điều này đã góp phần xây dựng một hệ thống minh bạch, khách quan. Mặt khác, sẽ khuyến khích các bên vi phạm các vụ cartel và thông đồng đấu giá ra đầu thú, giúp cho Ủy ban Thương mại lành mạnh dễ dàng ngăn chặn các tác hại của các vụ cartel.
* Ở Trung Quốc
với cách quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam là dành riêng một chương để quy định về trách nhiệm pháp lý. Các hành vi vi phạm về thông thầu, tùy trường hợp, cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và điều tra có thể phạt tiền từ 10.000 đến 200.000 Nhân dân tệ. Với đặc thù tồn tại các doanh nghiệp nhà nước, Điều 23 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc đã quy định rằng:
Trường hợp doanh nghiệp công ích hoặc các người sản xuất kinh doanh khác có địa vị độc quyền theo luật buộc những người khác phải mua hàng hóa của những người sản xuất kinh doanh do mình chỉ định nhằm để ngăn ngừa các người sản xuất kinh doanh khác cạnh tranh lành mạnh, cơ quan kiểm soát và điều tra cấp tỉnh sẽ buộc người sản xuất kinh doanh nói trên phải chấm dứt hành vi bất hợp pháp và có thể phạt tiền, tùy trường hợp, từ 50.000 đến 200.000 Nhân dân tệ [4].
Đặc thù của pháp luật cạnh tranh Trung Quốc là quy định cả việc xử lý đối với độc quyền hành chính, theo đó, chính quyền địa phương và các tổ chức trực thuộc có hành vi buộc những người khác phải mua hàng hóa của những người sản xuất kinh doanh do chính quyền và các tổ chức này chỉ định, hạn chế các hoạt động kinh doanh chính đáng của người sản xuất kinh doanh khác, hoặc hạn chế luồng lưu thông hàng hóa bình thường giữa các khu vực, các cơ quan có thẩm quyền cao hơn có quyền ra lệnh chấm dứt hành vi vi phạm, tiến hành kỷ luật đối với những người có trách nhiệm trực tiếp, tịch thu phần thu nhập bất hợp pháp đối với doanh nghiệp được lợi từ độc quyền hành chính hoặc phạt tiền nhiều hơn từ hai đến ba lần so với phần thu nhập bất hợp pháp [4, Điều 30]. Ngoài ra, tùy mức độ vi phạm cụ thể, doanh nghiệp có thể bị áp dụng các chế tài hành chính (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục những thiệt hại xảy ra…) hoặc chế tài hình sự (phạt tù đối với người quản lý, lãnh đạo công ty).
Qua kinh nghiệm pháp luật các nước về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh có thể thấy rằng, mỗi quốc gia tùy thuộc vào chính sách cạnh tranh, nhu cầu xử lý, truyền thống pháp luật mà có sự khác nhau trong quy định về chế tài xử lý, bao gồm cả hình thức, mức độ, thẩm quyền, thủ tục xử lý, cách thức quy định chế tài. Trong
đó một trong những biện pháp chủ yếu đó là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, thậm chí còn quy định cả chế tài hình sự nhằm tăng tính răn đe. Cùng với quy định các chế tài nghiêm khác, chính sách khoan hồng cũng được pháp luật các nước chú trọng điều chỉnh nhằm nâng cao việc phát hiện các vụ việc vi phạm và hiệu quả điều tra, xử lý các vi phạm về hạn chế cạnh tranh. Đây là những kinh nghiệm quý báu để nghiên cứu hoàn thiện quy định về chế tài hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam, đặc biệt trong việc áp dụng xử lý hình sự và cơ chế khoan hồng.
Tiểu kết Chương 1
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến các thủ đoạn, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm kìm hãm, bóp méo, hạn chế sự phát triển của thị trường. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính mà còn cả kinh tế - xã hội đất nước. Chính vì vậy, hiện nay pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh về cạnh tranh, đặc biệt là đối với chống độc quyền, tập trung kinh tế. Các nước can thiệp vào các hành vi hạn chế cạnh tranh thông qua pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền. Quy định về chế tài là biện pháp hiệu quả, cần thiết nhằm chấm dứt, trừng trị, ngăn ngừa và giảm các vi phạm về hạn chế cạnh tranh. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội, chính sách cạnh tranh và nhu cầu điều chỉnh của mỗi quốc gia mà các biện pháp chế tài, tính nghiêm khắc của chế tài có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các nước đều áp dụng các biện pháp chế tài hành chính (như phạt tiền, chấm dứt hành vi vi phạm, cấu trúc lại doanh nghiệp vi phạm, công bố vi phạm…), chế tài dân sự (bồi thường thiệt hại) và chế tài hình sự (như phạt tiền hình sự, phạt tù), trong đó phạt tiền được xem là biện pháp chế tài hiệu quả và được quy định đối với hầu hết các hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM