CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Lào về cải cách Bộ máy của Chính phủ Chính phủ
Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn 2001 – 2005, 2006 - 2010, 2010 – 2020, căn cứ vào Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 7 (2011 – 2015) với những quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào toàn quốc lần thứ VI, VII VIII, IX thì nhiệm vụ củng cố tổ chức bộ máy nhà nƣớc, bộ máy của Chính phủ phải thực sự là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc Lào. Muốn đáp ứng đƣợc yêu cầu đó, Nhà nƣớc Lào ngoài việc thực hiện các nội dung, các mục tiêu cải cách đã đƣợc xác định thì cần có sự đổi mới, làm rõ hơn một số quan điểm, trong đó cần đổi mới quan điểm về cải cách bộ máy Nhà nƣớc, cải cách bộ máy của Chính phủ.
Để thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện của Đảng NDCM Lào, mục tiêu đến năm 2020 đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển với mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh,xã hội công bằng, dân chủ và thịnh vƣợng. Với nhiệm vụ đó việc cải cách điều chỉnh tổ chức bộ máy Nhà nƣớc, nhất là bộ máy của Chính phủ phải củng cố và cải thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong sự nghiệp đổi mới. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII đã nhấn mạnh:
“Đi đôi với việc nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội, chúng ta phải quan tâm đến việc củng cố hệ thống bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương gọn nhẹ, thực hiện được vai trò quản lý vĩ mô là chủ yếu.. [32, tr. 34]
máy của Chính phủ nói riêng trong giai đoạn hiện nay của Lào là xây dựng một bộ máy chính quyền nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nƣớc pháp quyền XHCN dƣới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, xây dựng cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nƣớc..
Cụ thể quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Lào về cải cách bộ máy của Chính phủ nhƣ sau:
2.1.1. Đảm bảo tính lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động cải cách bộ
máy Nhà nước nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng
Giống nhƣ Việt Nam, Nhà nƣớc Lào định hƣớng xây dựng mô hình nhà nƣớc XHCN với một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng NDCM Lào.Tích cực và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, thực hiện theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo qua việc đề ra đƣờng lối đúng đắn, kịp thời trong từng giai đoạn, chỉ đạo việc chuyển hóa đƣờng lối chính sách thành kế hoạch, pháp luật và các văn bản pháp luật khác. Chỉ đạo việc xây dựng và củng cố nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh có hiệu quả, hiệu lực trong việc quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật, chỉ đạo việc xây dựng và sắp xếp cán bộ công chức vào trong bộ máy chính quyền nhà nƣớc đúng đắn, phù hợp.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện cải cách hành chính nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đáng NDCM Lào trong cả quá trình. Bộ máy của Chính phủ là công cụ của Đảng, do đó cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trƣớc hết là công việc của Đảng. Cần có quyết tâm chính trị cao, ý chí cải cách thực sự mạnh mẽ, nhất quán và liên tục, khắc phục sự trì trệ, bảo thủ để đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ. Bộ máy của Chính phủ có mạnh thì Đảng mới mạnh và Đảng mạnh thể hiện ở bộ máy của Chính phủ trong sạch, vững mạnh, hoạt động có
Sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy của Chính phủ phải phù hợp với tính chất, đặc điểm tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan của Chính phủ để vừa đảm bảo dân chủ, phát huy đƣợc vai trò, chức năng của các cơ quan công quyền vừa đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
2.1.2. Cải cách bộ máy của Chính phủ phải phù hợp với định hướng
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Cũng giống nhƣ Việt Nam, Lào đã trải qua gần 30 năm đổi mới thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa tiếp tục đƣợc xây dựng và hoàn thiện, các yếu tố thị trƣờng và các loại thị trƣờng tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bƣớc phát triển mạnh.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất thì tổ chức bộ máy Nhà nƣớc trong đó có bộ máy thực hiện chức năng quản lý chung là Chính phủ cũng buộc phải ngày càng đƣợc cải tiến, hoàn thiện hệ thống tổ chức, phƣơng thức quản lý tƣơng ứng với trình độ phát triển về lƣợng và chất của thị trƣờng.
Tại Lào cũng nhƣ ở các nƣớc đang chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng khác, ngoài những mặt tác động tích cực đối với nền kinh tế thì cũng đang phải chịu tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ tâm lý quá coi trọng đồng tiền, thƣơng mại hóa quan hệ xã hội, sự phân hóa thu nhập, xu hƣớng gia tăng của các tệ nạn, nhất là tệ nạn mại dâm, bói toán, trộm cắp...và đặc biệt là nguy cơ chệch hƣớng XHCN. Bởi bản thân phát triển nên kinh tế thị trƣờng mang yếu tổ của nền kinh tế tƣ bản, có nhiều yếu tố không phù hợp với đƣờng lối phát triển XHCN.Khi tiến hành cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung trong đó có cải cách bộ máy của Chính phủ trên cơ sở nắm vững các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng phải đảm bảo vừa quản lý nhà nƣớc có hiệu quả và giữ vững định hƣớng XHCN.
2.1.3. Cải cách bộ máy của Chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
Quan điểm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của Lào đƣợc thể hiện qua các Văn kiện Đại hội VI và VII của Đảng NDCM Lào với quan điểm chung nhƣ sau: Nhà nƣớc pháp quyền ở Lào là nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, trong các hoạt động thực thi quyền lực để bảo đảm hiệu quả cao và chế ƣớc, ngăn ngừa những sự lạm dụng quyền lực. Nhà nƣớc Lào đƣợc xây dựng trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nòng cốt, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, đồng thời kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng làm nhân tố quyết định làm cho nhà nƣớc thực sự là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.
Nhà nƣớc Lào đang trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN.Tuy nhiên, nhận thức về Nhà nƣớc pháp quyền cũng nhƣ đánh giá đúng vai trò, vị trí của bộ máy của Chính phủ trong Nhà nƣớc pháp quyền thực sự là một khó khăn. Bởi đặc trƣng của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền là phải có một tổ chức bộ máy Nhà nƣớc trong đó có tổ chức bộ máy của Chính phủ phải khoa học, hiện đại mà hiện nay trong thực tế với điều kiện của Lào lại là điều rất khó khăn và phức tạp.
Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc trong đó trọng tâm là bộ máy của Chính phủ nhằm đảm bảo quản lý Nhà nƣớc thống nhất, thông suốt, hiệu lực và hiệu quả, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm, của từng ngƣời, từng vị trí công tác trong cơ quan Nhà nƣớc cũng nhƣ mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong hệ thống đó.Theo đó, Bộ máy của Chính phủ phải đƣợc xây
dựng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, không chồng chéo hoặc bỏ trống lĩnh vực quản lý, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, minh bạch, thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nƣớc bằng pháp luật và theo pháp luật, điều hành kinh tế- xã hội một cách chủ động, độc lập tƣơng đối.
2.1.4. Cải cách bộ máy của Chính phủ phải đặt trong bối cảnh quốc
tế và khu vực
Ngày nay, cải cách hành chính nói chung trong đó trọng tâm là cải các bộ máy Chỉnh phủ đƣợc coi là vấn đề mang tính toàn cầu. Cũng nhƣ các nƣớc phát triển, các nƣớc đang phát triển đều xem cải cách hành chính trong đó trọng tâm là cải cách bộ máy của Chính phủ nhƣ một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trƣờng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Lào, công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc tính đến nay đã gần 30 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính, cải cách bộ máy của Chính phủ cũng đƣợc tiến hành. Cải cách bộ máy của Chính phủ đƣợc thực hiện từng bƣớc thận trọng và đã thu đƣợc nhiều kết quả rất đáng khích lệ, càng ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nƣớc.
Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đang đặt ra cho Lào những thách thức và cơ hội mới, đòi hỏi những cố gắng cao độ. Đây cũng là điều hợp lý vì ở Lào đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, hoặc tồn tại từ lâu, hoặc mới nảy sinh cần phải đƣợc giải quyết tích cực và có hiệu quả. Và muốn giải quyết các vấn đề trên thì bên cạnh việc tự tìm tòi thì học hỏi kinh nghiệm cải cách hành chính, cải cách bộ máy của Chính phủ ở các nƣớc cũng là một phƣơng pháp hết sức cần thiết, đặc biệt là các nƣớc Châu Á trong đó có Việt Nam, qua đó thúc đẩy và có kết quả hơn nữa công cuộc cải cách nền hành chính, cải cách Chính phủ. Bởi quá trình thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ hiện nay là quá trình cải cách nội bộ đất nƣớc, song quá trình này không
thể tách rời những xu thế cải cách bộ máy của Chính phủ của thế giới đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là một trào lƣu với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
2.2. Nội dung cải cách bộ máy của Chính phủ Lào
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII của Đảng NDCM Lào đề ra Chƣơng trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nƣớc đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, trong đó có cải cách bộ máy của Chính phủ đƣợc đƣa vào trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào đến năm 2020. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc ở tầm vĩ mô là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc đề ra.
Quốc hội và Chính phủ Lào không xây dựng một chƣơng trình cải cách bộ máy của Chính phủ riêng mà nội dung đó đƣợc chứa đựng trong chƣơng trình cải cách hành chính, Nghị quyết Đại hội Đảng. Từ đó, ta có thể đƣa ra một số nội dung cơ bản về cải cách bộ máy của Chính phủ Lào hiện nay cụ thể là:
2.2.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật điều chỉnh hoạt động,
tổ chức của bộ máy của Chính phủ
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới về kinh tế, Lào đã từng bƣớc đổi mới hệ thống chính trị mà một trong những nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Công tác xây dựng pháp luật của Nhà nƣớc Lào đứng trƣớc yêu cầu mới của việc thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại
thị trƣờng. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội Lào đã có những tiến bộ rõ rệt, các ủy ban của Quốc hội, cơ quan, tổ chức hữu quan đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật của mình. Hệ thống pháp luật đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đồng bộ, thống nhất. Quốc hội đã ban hành đƣợc một khối lƣợng lớn các văn bản quy phạm pháp luật với chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần đáng kể vào việc phục vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và từng bƣớc thực hiện đổi mới bộ máy nhà nƣớc
Hiện nay, hệ thống pháp luật nói chung và các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động, tổ chức của bộ máy của Chính phủ Lào vẫn còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Bởi ngoài các qui định của Hiến pháp năm 1991(đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2003), thì Luật tổ chức Chính phủ Lào năm 2003 cùng các văn bản hƣớng dẫn còn sơ sài và qui định chƣa chặt chẽ. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng nhƣ hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động, tổ chức của bộ máy của Chính phủ ở Lào là một công việc cấp thiết nhƣng không thể thực hiện một sớm một chiều.
Song song với việc hoàn thiện các điều Luật trên giấy tờ, còn cần nâng cao dân trí ngƣời dân, công bố rộng rãi các điều luật nhằm mục đích công khai, minh bạch hóa, đây là một nguyên tắc bắt buộc vừa để đảm bảo dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nƣớc vừa có thể góp phần lấy ý kiến nhân dân để có thể ban hành và sửa đổi đƣợc các điều luật phù hợp với thực tiễn và mong muốn của nhân dân.
2.2.2. Thay đổi cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo hướng gọn nhẹ,
hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện
của Chính phủ của Lào nói riêng còn cồng kềnh, chƣa đảm bảo đƣợc hiệu quả hoạt động quản lý.Vậy trong thời gian tới phải tiếp tục thực hiện thay đổi cơ cấu bộ máy của Chính phủ theo hƣớng gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nƣớc.Chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc với các nội dung chủ yếu là: Hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch định hƣớng phát triển đất nƣớc; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế- xã hội; chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và điều tiết, can thiệp chủ yếu bằng các biện pháp hành chính để đảm bảo các mục tiêu, định hƣớng chính trị- kinh tế- xã hội; kiểm tra, giám sát về mặt Nhà nƣớc việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ và việc thực hiện các mục tiêu đã vạch ra.
Theo đó, nhiệm vụ của các Bộ là thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với ngành, lĩnh vực; quản lý Nhà nƣớc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc.
Đây chính là bƣớc chuyển đổi vai trò, chức năng của bộ máy quản lý Nhà nƣớc phù hợp với cơ chế thị trƣờng tạo điều kiện trực tiếp cho việc tinh