Một số giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách bộ máy của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 70 - 79)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách bộ máy của Chính

3.2.1. Một số giải pháp chung

3.2.1.1. Thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của Lào hiện nay gồm ba bộ phận quan trọng là Đảng NDCM Lào, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị.Trong hệ thống đó nhà nƣớc Lào đóng vai trò là trung tâm, là phƣơng tiện chủ yếu để điều tiết các quan hệ xác hội.Trong hệ thống chính trị, nhà nƣớc Lào giữ vai trò quản lý là chủ yếu, thông qua việc ban hành pháp luật và thực thi hệ thống đó trong xã

hội nhà nƣớc thực hiện hóa đƣờng lối chính sách của Đảng NDCM Lào.Trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc Lào thì bộ máy của Chính phủ giữ vai trò quản lý chung.Thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ phải thực hiện đồng thời với cải cách bộ máy nhà nƣớc và đổi mới hệ thống chính trị.

Đại hội IV của Đảng NDCM Lào đã xác định hệ thống chính trị là cơ chế thể hiện và thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là bằng cả hệ thống chính trị, trong đó mỗi bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị đƣợc xác định với mỗi chức năng cụ thể. Các tổ chức chính trị - xã hội cũng có chức năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới hoàn thiện về mặt tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền chính là nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân ở Lào hiện nay, vai trò tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức quần chúng có vai trò động viên, tập hợp nhân dân vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng đất nƣớc, đƣa đất nƣớc từng bƣớc lên CNXH. Hiến pháp Lào đã khẳng định, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở chính trị - xã hội của nhà nƣớc. Nhà nƣớc CHDCND Lào trên thực tế đã ra đời từ các tổ chức mặt trận (Mặt trận Lào yêu nƣớc), khi nhân dân Lào giành đƣợc chính quyền thì quyền lực nhân dân đƣợc thực hiện thông qua Nhà nƣớc mà cơ sở của nó là Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình đổi mới, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cải cách bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền cũng nhƣ cải cách bộ máy của Chính phủ, hệ thống chính trị của Lào phải đổi mới theo những phƣơng hƣớng sau:

Một là về đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân:

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc mở rộng và phát huy dân chủ xã hội, thực hiện nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi phải đổi mới nhận thức về nhiều vấn đề liên quan đến mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng nhƣ công tác mặt trận, công tác dân vận. Thông qua hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội mà những ý kiến nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân trở thành đƣờng lối đổi mới của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cƣơng phép nƣớc, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị ở Lào hiện nay, ngày càng cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức, tập hợp nhân dân. Bộ máy tổ chức và các cán bộ của mặt trận và các đoàn thể, cần thay đổi theo hƣớng gọn nhẹ, giảm tầng nấc trung gian, mở rộng đội ngũ kiêm chức và công tác viên; gắn bó với đoàn viên, hội viên, hƣớng về cơ sở, cố gắng tự tạo kinh phí hoạt động. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, cần có tính độc lập nhất định, có vị trí vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội đƣợc quy định trong Hiến pháp, pháp luật.

Các tổ chức này cần có sự đổi mới về tổ chức và cán bộ, nội dung và phƣơng thức hoạt động theo hƣớng coi trọng, chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cần chuyển hƣớng nội dung hoạt động cho phù hợp Từng bƣớc khắc phục tình trạng tổ chức bộ.

Hai là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và bộ máy của Chính phủ nói riêng:

Đảng NDCM Lào là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị của nƣớc Lào, nhƣng Đảng là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống đó. Giữ vững, củng cố và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và hệ thống chính trị là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nƣớc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Hiến pháp năm 1991 cũng đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong cấu trúc của hệ thống chính trị nƣớc CHDCND Lào, Đảng NDCM Lào, đội tiên phong của giai cấp công nhân Lào, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các bộ tộc Lào, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những tƣ tƣởng của Đảng NDCM Lào làm nền tảng và kim chỉ nam.

Đảng lãnh đạo xã hội, bằng cƣơng lĩnh, chiến lƣợc, các định hƣớng về chính sách và chủ trƣơng công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra bằng hành động gƣơng mẫu của đảng viên. Đảng không làm thay công việc của Nhà nƣớc cũng nhƣ bộ máy của Chính phủ.

Đảng lãnh đạo nhà nƣớc và bộ máy của Chính phủ là lãnh đạo chính trị, mang tính định hƣớng, tạo điều kiện để nhà nƣớc cũng nhƣ bộ máy của Chính phủ chủ động trong hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình. Quyền lãnh đạo chính trị của Đảng đƣợc thể chế hóa thành luật và đƣợc tất cả các tổ chức chính trị - xã hội thừa nhận tuân thủ. Nhà nƣớc Lào luôn luôn đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng. Trong sự nghiệp lãnh đạo, quản lý, tổ chức xây dựng nhà nƣớc phải bảo đảm cho nhà nƣớc thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, thành pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc và tổ chức nhân dân thực hiện.

phủ là quản lý vĩ mô. Vì vậy Chính phủ cần sớm hình thành nề nếp hoạt động theo phƣơng thức là cơ quan Trung ƣơng, bảo đảm việc hoạch định, điều hành chỉ đạo tổ chức, kiểm tra, kiểm soát một cách thống nhất các hoạt động của địa phƣơng, bộ, ngành theo chiến lƣợc phát triển chung của đất nƣớc. Loại bỏ hoàn toàn cơ chế xin - cho làm thay công việc của cấp khác.

Ba là thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ đồng bộ với cải cách bộ máy Nhà nước: Cải cách bộ máy của Chính phủ là bộ phận của cái cách bộ

máy nhà nƣớc, muốn thực hiện thành công cải cách bộ máy nhà nƣớc thì phải thực hiện có hiệu quả cải cách bộ máy của Chính phủ.Đồng thời cải cách bộ máy của Chính phủ không thể thực hiện có hiệu quả nếu không thực hiện đồng thời cùng cải cách bộ máy nhà nƣớc.Cải cách bộ máy của Chính phủ cần phải thực hiện đồng thời cùng cải cách bộ máy nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, cụ thể là:

Đổi mới chức năng và nhiệm vụ Quốc hội: Đối với một nhà nƣớc dân chủ, chức năng - nhiệm vụ đầu tiên của Quốc hội vẫn là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng, quyền và lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân. Đây là chức năng - nhiệm vụ gốc của Quốc hội, vì từ đây các chức năng còn lại là sự cụ thể hóa việc thực hiện chức năng này. Đây là chức năng - nhiệm vụ cơ bản - nền tảng của một nhà nƣớc dân chủ, lập hiến, hợp pháp. Tuy vậy, trong điều kiện nhà nƣớc pháp quyền, chức năng, nhiệm vụ lập hiến, lập pháp của Quốc hội lại nổi lên nhƣ một chức năng - nhiệm vụ chủ yếu nhất. Để trở thành cơ quan lập pháp chuyên nghiệp hơn, Quốc hội cần có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân sự, phƣơng tiện và chế độ làm việc - sinh hoạt chuyên nghiệp hơn. Quốc hội là cơ quan chủ trì, chủ đạo toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật từ việc xây dựng các chiến lƣợc, các kế hoạch xây dựng pháp luật đến quá trình soạn thảo, thẩm định và thông qua một dự luật cụ thể thành pháp luật. Về chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc,

Quốc hội cần tập trung vào quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất, quyết định ngân sách và nhân sự cấp cao nhất của Nhà nƣớc. Về chức năng giám sát, Quốc hội cần tập trung giám sát các cơ quan nhà nƣớc cấp cao, giám sát những vấn đề quan trọng nhất, các lĩnh vực khác nên giao cho các cơ quan nhà nƣớc khác.

Đổi mới quan niệm về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tư pháp: Phải nói rằng hoạt động cơ quan tƣ pháp ở Lào hiện nay do nhiều cơ

quan khác nhau đảm nhận nhƣ Tòa án, Viện kiểm sát, thanh tra, trọng tài và các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tƣ pháp nhƣ công chức, giám định thi hành án, bào chữa, tƣ vấn pháp lý. Trong đó Tòa án nắm quyền xét xử. Tình hình trên là do lịch sử để lại, nên việc đổi mới cho phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền phải là một quá trình.Trƣớc hết cần xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng và quyền hạn của cơ quan tƣ pháp trong mối quan hệ với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Cần phân biệt các hoạt động giám sát của Quốc hội, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ với hoạt động của các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, giải quyết các chồng chéo, chồng lấn trong hoạt động của các cơ quan hành pháp và tƣ pháp.

Đối mới chức năng và nhiệm vụ tổ chức bộ máy nhà nước tại địa phương: Củng cố và tăng cƣờng hoạt động của Văn phòng đại biểu Quốc hội

các vùng theo hƣớng xây dựng các cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng, giám sát cơ quan hành chính địa phƣơng. Tăng cƣờng văn phòng đại biểu Quốc hội trong tỉnh phải trở thành ngƣời đại diện nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân và cơ quan tự quản của nhân dân ở cơ sở thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xác định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân.

trách nhiệm của ngƣời đứng đầu theo chế độ thứ trƣởng cho phù hợp với hệ thống hành pháp của nhà nƣớc. Thực hiện chế độ bổ nhiệm ngƣời đứng đầu chính quyền các cấp (tỉnh, huyện) do dân trực tiếp và cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Hệ thống chính quyền ở cơ sở mở rộng đến bản - làng. Trƣởng bản làng do dân bầu trực tiếp. Làm nhƣ vậy nhằm tăng cƣờng tính thống nhất thông suốt, hiệu lực, hiệu quả và khả năng thực thi pháp luật của hệ thống hành pháp.

3.2.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nội dung chương trình cải cách bộ máy nhà nước, bộ máy của Chính phủ

Muốn thực hiện thành công cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng để tạo tiền đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Lào thì trƣớc cần phải có một trình độ ý thức pháp luật phù hợp. Xã hội là một thực thể vật chất và tinh thần. Tổng thể những quan niệm, tƣ tƣởng, lý luận, tình cảm, phong tục truyền thống, những yếu tố hợp thành ý thức xã hội, tạo thành thực tại tinh thần xã hội là bộ phận hợp thành của đời sống xã hội. Do bản chất của ý thức pháp luật là yếu tố không thể tách rời của đời sống xã hội, nên không thể cải tạo, đổi mới đƣợc tồn tại xã hội nếu không đồng thời tác động đến ý thức, không phát huy đƣợc năng lực tinh thần của xã hội và của mỗi ngƣời dân.

Ý thức pháp luật là một bộ phận cấu thành nên ý thức xã hội, nó là một trong những tiền đề tƣ tƣởng, lý luận quan trọng không thể thiếu đƣợc của sự nghiệp đổi mới. Thực tiễn cho thấy trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, dựa trên nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của bộ máy của Chính phủ Lào ngày càng làm tăng thêm vai trò và giá trị của pháp luật. Pháp luật trở thành nhu cầu để phát huy dân chủ của nhân dân, là phƣơng tiện không thể thiếu để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội của nhà nƣớc. Song, để pháp luật thể hiện đƣợc vai trò và giá trị của mình trong cuộc sống đòi hỏi phải không

ngừng nâng cao ý thức pháp luật của mọi ngƣời trong xã hội. Ý thức pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với pháp luật thể hiện các mặt sau.

Vậy nên để thực hiện có hiệu quả cải cách bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ cải cách bộ máy của Chính phủ Lào cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật từ hai góc độ là tăng cƣờng ý thức pháp luật từ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Nhà nƣớc và tăng cƣờng ý thức pháp luật từ ngƣời dân.

Đối với việc tuyên truyền, phổ biến nội dung chƣơng trình cải cách bộ máy Nhà nƣớc, bộ máy của Chính phủ cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Phổ biến, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, thƣờng xuyên, liên tục, đa chiều, phù hợp với tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của từng nhóm đối tƣợng.

- Tuyên truyền cải cách bộ máy bộ máy nhà nƣớc, bộ máy của Chính phủ phải gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc.

- Lồng ghép công tác thông tin, tuyên truyền cải cách bộ máy nhà nƣớc, cải cách bộ máy của Chính phủ với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về đổi mới hệ thống chính trị, cải cách lập pháp, cải cách tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

- Tuyên truyền về cải cách bộ máy Nhà nƣớc, cải cách bộ máy của Chính phủ phải góp phần nâng cao dân trí, phòng chống tham nhũng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Thông qua tất cả các loại hình báo chí và huy động, sử dụng mọi phƣơng tiện thông tin đại chúng, gồm: các đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ƣơng, địa phƣơng; các loại hình báo chí chuyên ngành, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của

3.2.1.3. Tăng cường hợp tác quốc tế và học hỏi kinh nghiệm từ các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách bộ máy của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)