Nguyên nhân hạn chế về cải cách bộ máy của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách bộ máy của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 59 - 65)

2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về cải cách bộ máy

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế về cải cách bộ máy của Chính phủ

2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quy định về bộ máy của Chính phủ còn yếu kém

Pháp luật là phƣơng tiện thể chế đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng cũng nhƣ là phƣơng tiện để Nhà nƣớc quản lý xã hội.Một khi hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bộ máy của Chính phủ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng thì sẽ dẫn đến sự hạn chế trong quá trình thực hiện cải cách.

Bản thân quá trình cải cách bộ máy của Chính phủ là một quá trình diễn ra lâu dài và cần thực hiện đồng thời với các cuộc cải cách khác. Nhà nƣớc từng bƣớc đổi mới tổ chức bộ máy của Chính phủ bằng cách sử dụng hệ thống pháp luật để thực hiện nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi

hỏi của tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điểu chỉnh hoạt động này phải có hoạch định thể hiện đƣợc rõ mục tiêu, yêu cầu của công cuộc cải cách và cũng là khung pháp lý cho các cơ quan thuộc bộ máy của Chính phủ thực hiện cải cách.Tuy nhiên, thực tế tại Lào thấy rằng số lƣợng văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhiều nhƣng chất lƣợng chƣa cao, nội dung chồng chéo, trùng lắp, thiếu tính toàn diện và ổn định.

Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của bộ máy của Chính phủ còn nhiều hạn chế, thiếu tính thống nhất.Luật đƣợc ban hành nhƣng còn chờ Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện, Nghị định đƣợc ban hành còn chờ Thông tƣ của các Bộ hƣớng dẫn thực hiện… dẫn đến tình trạng văn bản pháp luật có mà trên thực tế không đƣợc áp dụng.

Hai là quá trình tổ chức thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ còn chưa đồng bộ, thống nhất và thiếu sự kiểm tra, giám sát.

Tại Lào, Chính phủ Lào chƣa xây dựng một chƣơng trình riêng nhằm thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ Lào mà những nội dung cải cách này chỉ đƣợc thể hiện trong Chƣơng trình cải cách hành chính chung.Cải cách hành chính nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng đang đƣợc triển khai cùng với một loạt các cuộc cải cách khác, đó là đổi mới từng bƣớc hệ thống chính trị, cải cách lập pháp, cải cách tƣ pháp, cải cách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc… Nhiều vấn đề, vốn thuộc cải cách bộ máy của Chính phủ, nhƣng tự thân cải cách bộ máy của Chính phủ không thể cải cách đƣợc, mà phải đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị để xem xét giải quyết. Chính sự không đồng bộ của cải cách bộ máy của Chính phủ với các cuộc cải cách khác là một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính chậm, hiệu quả thấp.

Đồng thời, nhận thức chƣa đầy đủ và toàn diện về diện mạo, cơ cấu, quy mô của cải cách bộ máy của Chính phủ ở Lào trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Điểm yếu nhất của Lào vẫn là việc xác định mang tính lý luận cơ sở của việc cải cách bộ máy Chính, cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp và cách thức tiến hành.Vậy nên quá trình thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ mang tính cục bộ cao, mỗi cơ quan, mỗi cá nhân có những cách hiểu và cách thực hiện khác nhau dẫn đến sự không đồng bộ và thống nhất trong quá trình triển khai.

Quá trình cải cách Chính phủ diễn ra chậm, thiếu sự kiểm tra, đánh giá sát sao.Mặc dù trong tổ chức bộ máy của Chính phủ có cơ quan Kiểm soát Chính phủ nhƣng trên thực tế hoạt động của cơ quan này kém hiệu quả. Nhiều hiện tƣợng tiêu cực phát sinh từ đội ngũ cán bộ, công chức chậm đƣợc phát hiện xử lý nghiêm minh, kịp thời. Hiện tƣợng phát sinh tiêu cực cả một tập thể, ngay từ chính những cán bộ chủ chốt sảy ra trầm trọng, gây bất bình trong dƣ luận mà không đƣợc phát hiện kịp thời dẫn đến giảm hiệu quả của cải cách bộ máy của Chính phủ cũng nhƣ giảm lòng tin của nhân dân vào bộ máy của Chính phủ

Ba là chất lượng cán bộ, công chức trong bộ máy của Chính phủ còn hạn chế

Cán bộ, công chức trong bộ máy của Chính phủ là một mắt xích quan trọng nối liền nhà nƣớc với công dân, là ngƣời tổ chức thực hiện chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và họ cũng là ngƣời đề ra các khiến nghị, các chính sách cần thiết để phát triển kinh tế xã hội.Đồng thời cũng là những cá nhân thực hiện cải cách và chịu tác động lớn nhất từ quá trình cải cách bộ máy của Chính phủ Lào.

Một hậu quả tất yếu trong quá trình cải cách bộ máy của Chính phủ là chất lƣợng đội ngũ cán bộ công sẽ yếu kém do cán bộ công chức trong quá

trình thực hiện sắp xếp, tổ chức cơ cấu lại bộ máy đƣợc thuyên chuyển, đề bạt từ cơ quan này sang cơ quan khác, mà không đƣợc đào tạo một cách chính quy về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nƣớc, về xây dựng cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung và bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới, điều kiện mới chƣa thật rõ ràng và chƣa thống nhất, còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chƣa đƣợc làm sáng tỏ, còn nhiều chủ trƣơng, chính sách, quy định của pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chƣa đƣợc kịp thời sửa đổi, thay thế. Đặc biệt, trƣớc khi thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ nhiều cơ quan chủ quản về kinh tế có quyền hành rất lớn đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc. Cán bộ, công chức sử dụng chức quyền của mình để can dự vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí mƣu cầu lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm ngƣời. Việc chuyển cải cách bộ máy của Chính phủ sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích của họ nên họ không thích, thậm chí có những ngƣời dùng cách này, cách khác để ngăn trở.Vậy nên, chính sự hạn chế trong chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy của Chính phủ của Lào đã làm phát sinh những hạn chế khi thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ.

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

Một là điều kiện kinh tế - xã hội còn lạc hậu

Lào là một nƣớc vào loại kém phát triển ở Đông Nam Á.Tuy có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chƣa có cơ sở bảo đảm ổn định.Theo bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về trình độ phát triển, Lào đứng hàng thứ 138 trong tổng số 187 quốc gia. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội và sử dụng 80% lực lƣợng lao động. Lào là một nƣớc đa dạng về dân tộc, có 68 dân tộc có tiếng nói và

phong tục tập quán khác nhau; trong đó có 3 dân tộc lớn nhƣ: Lào Lùm (vùng thấp) chiếm khoảng 50% dân số cả nƣớc (chiếm đa số lớn nhất), Lào Thông (vùng trung du) với khoảng 30% dân số, Lào Xủng (vùng cao) chiếm 15% dân số. Nông dân chiếm hơn 90% dân số và sản phẩm nông nghiệp chiếm 60% GDP, về mặt trình độ văn hóa kỹ thuật cũng nhƣ về mặt nhận thức còn hạn chế.

Nhà nƣớc Lào là một nhà nƣớc còn non trẻ, trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ bộ máy của Chính phủ Lào còn nhiều tàn dƣ của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp với số lƣợng cán bộ viên chức có xu hƣớng phình to; tính chất trì trệ quan liêu, kém hiệu quả thể hiện ngày một rõ.

Chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc Lào cần phải đƣợc đổi mới theo hƣớng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt vai trò của Nhà nƣớc trong điều kiện mới.Tuy nhiên việc thay đổi, cơ cấu lại tổ chức của bộ máy Nhà nƣớc nói chung và bộ máy của Chính phủ nói riêng cần phải thực hiện trong một thời gian dài, có kế hoạch cụ thể.Vậy nên, hiện nay bộ máy Nhà nƣớc còn đang trong quá trình hoàn thiện cũng nhƣ đƣợc tổ chức và sắp xếp lại.

Hai là do việc lựa chọn mô hình nhà nước

Việt Nam và Lào là một trong số ít các nƣớc đang xây dựng theo mô hình nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trong khi trên thực tế hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã bị tan rã. Những kinh nghiệm xây dựng bộ máy nhà nƣớc, bộ máy của Chính phủ ở các nƣớc hiện nay nói chung không thể áp dụng một cách rập khuôn vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc Lào. Bởi Lào không thể ngay lập tức chấp nhận và sao chép những mô hình Chính phủ tiến bộ từ các nƣớc phƣơng Tây. Những yếu tố cơ bản về tổ chức, cơ cấu của bộ máy của Chính phủ Lào mà thuộc về truyền thống phải đƣợc tiếp tục đƣợc

duy trì nhƣng đƣợc thay đổi phát triển phù hợp với những yếu tố, tƣ tƣởng mới phù hợp với thực tiễn. Do vậy, quá trình đổi mới cũng nhƣ quá trình cải cách bộ máy của Chính phủ hiện nay chủ yếu là quá trình Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân phải vừa tiến hành vừa rút kinh nghiệm tự chính bản thân đất nƣớc mình. Chính điều này cũng dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình cải cách bộ máy của Chính phủ Lào.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy, qua phân tích chúng ta thấy hiện nay cải cách bộ máy của Chính phủ Lào hiện phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu về đảm bảo tính lãnh đạo của Đảng, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XNCH và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong những năm qua công cuộc cải cách bộ máy của Chính phủ của Lào đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng về xây dựng thể chế, thay đổi cơ cấu bộ máy của Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính..

Tuy nhiên bên cạnh đó cải cách bộ máy của Chính phủ Lào hiện nay còn nhiều hạn chế về hệ thống các quy định của pháp luật về bộ máy của Chính phủ; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo; thủ tục hành chính còn nhiều bất cập; chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp… Những hạn chết trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan.Việc chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên đây giúp cho việc nghiên cứu xác định phƣơng hƣớng và những giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng bất cập và tồn tại trong tổ chức và hoạt động của bộ máy của Chính phủ Lào hiện nay.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH BỘ MÁY CHÍNH PHỦ TẠI LÀO HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách bộ máy của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)