2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về cải cách bộ máy
2.4.1. Một số hạn chế về cải cách bộ máy của Chính phủ
2.4.1.1. Các qui định pháp luật về hoạt động, tổ chức bộ máy của Chính phủ còn chưa hoàn thiện
Mặc dù, Lào đã tích cực ban hành và xây dựng một hệ thống pháp luật nói chung và các quy định pháp luật về hoạt động, tổ chức bộ máy của Chính phủ nói riêng nhƣng trên thực tế hệ thống pháp luật của Lào cũng nhƣ các quy định pháp luật về hoạt động, tổ chức bộ máy của Chính phủ Lào còn nhiều bất cập và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chung trong chƣơng trình cải cách hành chính nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng. Tổ chức bộ máy của Chính phủ Lào hiện này có 18 Bộ và 2 cơ quan ngang Bộ, nhƣng Luật tổ chức Chính phủ Lào ban hành năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn còn chung chung, chồng
Số lƣợng văn bản đƣợc ban hành nhiều, nhƣng còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ. Tính cục bộ ngành, lĩnh vực theo phƣơng thức truyền thống giao cho Bộ chủ trì xây dựng luật chậm đƣợc khắc phục. Tình trạng có luật, nhƣng chƣa thi hành đƣợc ngay vì còn thiếu Nghị định, thiếu Thông tƣ hƣớng dẫn vẫn còn khá phổ biến.Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật chƣa thống nhất, đồng bộ: Một số quy định của Chính phủ đã không đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc, dẫn đến tình trạng mỗi Bộ, ngành làm theo cách riêng của mình.
Một số thể chế cơ bản về hoạt động công vụ, về trách nhiệm thực thi công vụ của Bộ và cơ quan ngang Bộ, chức trách của từng vị trí cán bộ, công chức chƣa đủ rõ và cụ thể. Đặc biệt thiếu những quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan Bộ và ngang Bộ, của từng cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
Chức năng quản lí vĩ mô của các bộ, cơ quan ngang bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực liên ngành trong phạm vi cả nƣớc chƣa đƣợc pháp luật quy định rõ ràng nên việc tổ chức thi hành trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn trên thực tế khó xác định công việc nào chịu sự quản lí trực tiếp của bộ hoặc địa phƣơng và công việc nào phải đƣợc sự thống nhất thực hiện giữa trung ƣơng và địa phƣơng.
2.4.1.2. Tổ chức bộ máy của Chính phủ còn cồng kềnh và hoạt động chưa có hiệu quả
Có thể nói xu hƣớng hiện nay trên thế giới là tinh gọn bộ máy của Chính phủ thì Lào đang đi ngƣợc lại xu hƣớng này.Bởi số lƣợng các Bộ quản lý ngành, quản lý lĩnh vực của Lào đƣợc tăng lên theo thời gian.Nếu nhƣ năm 1991 Lào có 13 Bộ thì hiện nay Lào có 18 Bộ. Điều này làm cho bộ máy của Chính phủ Lào vẫn cồng kềnh trong khi năng lực quản lý chƣa đƣợc cải thiện một cách căn bản, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng hoạt động của
Sự phân công chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các bộ ngành, cơ quan tƣơng đƣơng chƣa cụ thể và đồng bộ dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc gây ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy của Chính phủ.
Việc quy định vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ và bộ máy giúp việc việc chƣa rõ ràng và thống nhất. Nội dung quản lý điều hành của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn chƣa đƣợc quy định một cách cụ thể hợp lý.
Trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ còn bộc lộ nhiều bất cập, chẳng hạn chƣa có sự phân định rõ ràng giữa Vụ và Cục; quyền hạn và trách nhiệm của các Cục cũng chƣa đƣợc quy định rõ dẫn đến tình trạng lúng túng trong hoạt động hoặc hoạt động chồng chéo thẩm quyền.
2.4.1.3. Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập
Cải cách về thủ tục hành chính tại Lào đã có những bƣớc pháp triển đột phá, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập bởi nhiều thủ tục hành chính còn rƣờm rà, nhiêu khê, đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, phải qua nhiều cửa, nhiều dấu, nhiều tầng nấc trung gian, đồng thời thiếu thống nhất, tuỳ tiện thay đổi và thiếu công khai đã gây phiền hà cho nhân dân, nhất là những ngƣời ít hiểu biết về thủ tục hành chính. Hệ thống các thủ tục hành chính đã cản trở, gây phiền hà cho nhân dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, gây trở ngại cho việc giao lƣu và hợp tác quốc tế, gây ra tệ cửa quyền, tệ giấy tờ trong guồng máy hành chính và là ''miếng đất'' thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền. ý thức chấp hành pháp luật hành chính của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, quen giải quyết công việc theo ''lệ'' chứ chƣa theo luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa chƣa đƣợc đảm bảo.
Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế, lĩnh vực Đầu tƣ, lĩnh vực Du lịch…. hiện nay còn rất nhiều bất cập mặc dù các Bộ đã xây dựng chƣơng
trình cải cách thủ tục hành chính của Bộ mình quản lý. Điển hình nhƣ thủ tục thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành tại của Lào đƣợc coi là gắn liền với tham nhũng. Mỗi thủ tục là một khâu của quan hệ, là một cơ hội để hối lộ. Bởi thực tế chỉ ra rằng, các quy định nặng nề về thành lập doanh nghiệp không làm tăng hiệu quả về kinh tế. Ngƣợc lại, chúng ngăn cản đầu tƣ tƣ nhân đẩy ngày càng nhiều ngƣời vào nền kinh tế không chính thức,gia tăng giá tiêu dung và tạo điều kiện cho hoạt động tham nhũng. Bởi để lập một doanh nghiệp tại Lào, nhà đầu tƣ cần thực hiện 8 thủ tục, mất 103 ngày và chi phí hết 16.54% GDP trên đầu ngƣời.
2.4.1.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp
Bên cạnh những kết quả đã to lớn đã đạt đƣợc về việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và của bộ máy của Chính phủ nói riêng.Tuy nhiên, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy của Chính phủ hiện nay còn thấp đặc biệt là công tác đào tạo bồi dƣỡng, bố trí sắp xếp cán bộ vẫn còn nhiều bất cập.Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức đã tăng vƣợt bậc nhƣng nhìn chung chung vẫn còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay.
Công tác đào tạo cán bộ, công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền hành chính hiện đại: Công tác này chƣa thực sự mang lại những thay đổi căn bản về chất cho đội ngũ cán bộ công chức, việc quy hoạch chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, thiếu định hƣớng; việc xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng còn nhiều bất cập, chƣa sát với thực trạng của đội ngũ cán bộ, thiếu tính cập nhật về đời sống kinh tế-xã hội. Do vậy gây lãng phí về thời gian, ngân sách của nhà nƣớc, trong khi đó chất lƣợng còn ở mức thấp.
Việc nghiên cứu, cải cách các quy chế về quản lý cán bộ công chức còn chậm chạp, kéo dài; nhiều quy chế cần thiết chƣa đƣợc ban hành dẫn đến việc
quản lí gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn nhƣ các quy chế tuyển dụng, sắp xếp, nâng ngạch, bậc, cấp, chức vụ, khen thƣởng, kỉ luật…
Chế độ thi tuyển và thi nâng ngạch chƣa thật sự đáp ứng mục đích, yêu cầu đặt ra là chọn ngƣời tài, đức và đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng trong thi tuyển công chức; quy định trong tuyển dụng đƣợc áp dụng chung cho mọi đối tƣợng công chức mà không tính đến những đặc thù của từng bộ, ngành. Bên cạnh đó, còn có hiện tƣợng thực hiện đúng quy trình tuyển chọn cán bộ, công chức, vẫn thiếu nghiêm túc, minh bạch trong quá trình tuyển chọn;
Đặc biệt, hiện nay tại Lào cũng giống nhƣ Việt Nam do tác động của nền kinh tế thị trƣờng “vấn nạn Tham nhũng” của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy của Chính phủ đang là vấn đề nội cộm làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ nói riêng và đối với Nhà nƣớc Lào nói chung.