Xu hƣớng cải cách bộ máy của Chính phủ tại một số nƣớc trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách bộ máy của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 30 - 37)

thế giới

Kể từ thập niên 70 của thế kỷ XX, mục tiêu chung của việc cải cách bộ máy của Chính phủ trên thế giới là chuyển đổi chức năng Chính phủ, nới lỏng quản lý, làm cho bộ máy của Chính phủ thích ứng với cơ chế thị trƣờng. Đó thực chất là tìm biện pháp điều hành có hiệu quả. Để đạt đƣợc mục tiêu chung đó, việc cải cách bộ máy của Chính phủ ở các nƣớc trên thế giới thể hiện các xu hƣớng sau:

Một là quyền lực của bộ máy của Chính phủ từ tập trung quyền lực cao độ đến phân quyền, giao quyền.

thời kỳ công nghiệp hoá do nhu cầu quản lý nền đại công nghiệp mới xuất hiện. Sau chiến tranh thế giới thứ II, để khôi phục và phát triển kinh tế, các nƣớc phƣơng Tây ra sức tăng cƣờng bộ máy của Chính phủ. Chính phủ không chỉ vạch ra các chế độ và quy tắc nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trƣờng mà còn trực tiếp cung ứng dịch vụ và sản phẩm. Do vậy, hình thành các Nhà nƣớc phúc lợi chung với quy mô lớn. Nhƣng kể từ năm 1980, kinh tế tài chính các nƣớc phƣơng Tây bắt đầu suy thoái, các dịch vụ của Chính phủ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của dân chúng. Vì vậy, các nƣớc này bắt đầu đổi mới bộ máy và cải tiến cơ chế hoạt động của Chính phủ. Đó gọi là phong trào "cải tổ Chính phủ" nhằm mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy của Chính phủ. Một trong các biện pháp lớn để đạt đƣợc mục tiêu đó là cải cách từ tập quyền cao độ sang phân quyền, giao quyền.

Phân quyền và giao quyền sẽ tạo điều kiện cho cấp dƣới đƣợc linh hoạt xử lý các tình huống thích hợp với hoàn cảnh cụ thể, từng nơi, từng lúc. Phân quyền sẽ có hiệu suất cao vì cấp dƣới sát thực tế cụ thể, hiểu rõ tình hình sẽ có biện pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để độc lập xử lý. Phân quyền sẽ phát huy đƣợc tinh thần tích cực, sáng tạo của nhiều ngƣời. Những biểu hiện cụ thể của phân quyền là:

Chính phủ làm chức năng cầm lái chứ không chèo thuyền. Trƣớc đây Chính phủ chỉ làm chức năng đơn phƣơng tức là cung ứng dịch vụ và thu thuế. Ngày nay, cách làm đó đã lạc hậu. Bởi vì trong xã hội hiện đại, Chính phủ chỉ cầm lái chứ không đứng ra chèo thuyền, chỉ giữ vai trò điều hành chứ không trực tiếp cung ứng dịch vụ, "cầm lái" là nắm chắc phƣơng hƣớng, ra quyết định, điều hành, đó là trách nhiệm căn bản của Chính phủ. Trong việc cải tổ Chính phủ ở phƣơng Tây, phân biệt việc ra quyết định với cung ứng dịch vụ, phân biệt quản lý ở cấp cao với thao tác cụ thể. Nhƣ vậy, các bộ óc trong bộ phận quản lý cấp cao có thể tập trung vào việc ra quyết định và chỉ đạo.

Xu hƣớng chủ đạo trong việc cải tổ Chính phủ ở các nƣớc phƣơng Tây là chuyển hƣớng từ quan niệm thống trị, cai trị sang quan niệm quản lý, chỉ đạo, điều hành, hƣớng dẫn. Kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, theo cách hiểu ở phƣơng Tây, thống trị và điều hành khác nhau rất xa, thậm chí là khác nhau căn bản. Trong cơ chế thống trị, Chính phủ là trung tâm, toàn xã hội đều đặt dƣới sự quản lý của Chính phủ, đều phục vụ Chính phủ. Trong cơ chế điều hành, công dân là chủ nhân của việc điều hành xã hội, còn Chính phủ là một công cụ mà công dân có thể sử dụng để điều hành xã hội, Chính phủ là phƣơng tiện để giải quyết các vấn đề mà công dân cần giải quyết, cơ chế điều hành là sự hợp tác giữa Nhà nƣớc và xã hội công dân, hợp tác giữa Chính phủ và phi Chính phủ, hợp tác giữa cơ quan công cộng và cơ quan tƣ nhân, hợp tác giữa cƣỡng chế và tự nguyện.

Hai là bộ máy của Chính phủ hoạt động như một doanh nghiệp

Khi tách chức năng quản lý của bộ máy của Chính phủ ra khỏi chức năng cung cấp dịch vụ, bộ máy của Chính phủ chỉ còn nhiệm vụ chính là hoạch định chính sách, giám sát, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, khống chế sự bóc lột, điều tiết giải quyết công việc bằng xã hội. Vậy nên, bộ máy của Chính phủ và doanh nghiệp có một sự phân công. Đó là, Chính phủ đảm trách các dịch vụ công, cung ứng sản phẩm cộng đồng, còn doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tƣ nhân.

Hoạt động của bộ máy của Chính phủ tiến tới đơn giản hóa thủ tục luật lệ, linh hoạt hơn trong công việc thiết kế và cung cấp các chƣơng trình phục vụ công dân với chi phí thấp, tăng cƣờng trách nhiệm. Chức năng cung cấp dịch vụ vông đƣợc chuyển giao cho các thành phần khác tham gia đặt dƣới sự giám sát, kiểm tra, định hƣớng của Chính phủ. Hoạt động này lấy tiêu chí hiệu suất và hiệu quả để đánh giá và làm đích tiến đến. Chính phủ dùng ngân sách đứng ra mời thầu cung cấp các dịch vụ.

Việc thực hiện cơ chế cạnh tranh trong dịch vụ công cộng là một xu hƣớng quan trọng trong cải cách hành chính nói chung và cải các Bộ máy của Chính phủ nói riêng. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc cải cách bộ máy của Chính phủ là xây dựng một Chính phủ hiện đại. Một Chính phủ toàn năng, có quyền lực vô hạn sẽ không đƣa đến một xã hội phát triển, tự chủ, hiện đại bao giờ cũng có vai trò hạn chế quyền lực của Chính phủ. Một trong những mục tiêu của việc cải cách bộ máy của Chính phủ là cải cách giao một phần khá lớn những chức năng quản lý xã hội của Chính phủ sang cho xã hội.

Ba là bộ máy của Chính phủ nhất thể hoá theo chiều ngang

Với xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều vấn đề mới rộng và phức tạp hơn nhƣ bảo vệ môi trƣờng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tệ nạn xã hội và các căn bệnh thế kỷ…. Những vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vƣợt qua chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan riêng lẻ trong bộ máy của Chính phủ.Tức là, ngày càng có nhiều công việc đòi hòi phải có sự phối hợp từ rất nhiều cơ quan của Chính phủ.

Do đó, xu hƣớng hiện nay là xây dựng các cơ quan thuộc Chính phủ thành một số đầu mối quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hay nói cách khách là bộ máy của Chính phủ tổ chức lại cơ cấu thành các Bộ đa ngành, đa lĩnh vực.

Bốn là cắt giảm chi phí, biên chế của bộ máy của Chính phủ

Trong giai đoạn cải cách đầu tiên, thƣờng đƣợc gọi là "quản lý theo phƣơng pháp cắt giảm", bao gồm các phƣơng pháp nhằm giảm bớt chi phí công và biên chế để đối phó với những hạn chế về tài chính. Các hoạt động cắt giảm đã đƣợc tiến hành ở một loạt các nƣớc nhƣ Canada, Vƣơng quốc Anh, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Kiểu quản lý theo phƣơng pháp cắt giảm chủ yếu là dung hoà giữa các chế độ chính trị tả hay hữu. Chính phủ Công đảng Úc cũng mong muốn theo đuổi chính sách cắt

giảm mà các Chính phủ bảo thủ ở Vƣơng quốc Anh và Hoa kỳ đã làm. Biên chế đƣợc cắt giảm chủ yếu bằng cắt giảm dần hoặc không tăng số tuyển dụng, giảm tự nhiên, cho nghỉ hƣu sớm, tổ chức lại hoặc tƣ nhân hoá các hoạt động của Chính phủ, và trong phạm vi nhỏ hơn, thông qua việc cắt giảm việc làm một cách cƣỡng chế.

Tại Châu Á, Nhật Bản đã xây dựng chƣơng trình cải cách bộ máy của Chính phủ với phƣơng châm xây dựng một chính phủ có bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Thủ tƣớng và nội các. Phƣơng pháp thực hiện là tổ chức lại và giảm số lƣợng các Bộ, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính độc lập, quy định rõ phạm vi thẩm quyền và nâng cao hiệu quả việc phối hợp công tác giữa các cơ quan; thiết lập một hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá các chính sách, tách bộ phận hoạch định chính sách khỏi các cơ quan có chức năng tổ chức, đẩy mạnh tƣ nhân hóa, thuê khoán bên ngoài một loạt dịch vụ…

Kết quả thu đƣợc rất đáng khích lệ, bộ máy của Chính phủ đƣợc thu gọn đáng kể, từ 23 Bộ và một Văn phòng xuống còn 12 Bộ và một Văn phòng; số lƣợng các tổ chức bên trong của các cơ quan hành chính giảm đáng kể, từ 128 đơn vị cấp vụ, cục và tƣơng đƣơng thuộc các cơ quan hành chính trƣớc đây, nay đã giảm xuống còn 96 đơn vị; từ 1.600 đơn vị cấp phòng và tƣơng đƣơng thuộc các cơ quan, tổ chức, nay giảm xuống còn 995 đơn vị. Số lƣợng công chức làm việc tại các cơ quan hành chính giảm khoảng 300.000 ngƣời và sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới; vai trò của Văn phòng Nội các đã đƣợc nâng tầm so với các Bộ; tăng cƣờng quyền lực và khả năng kiểm soát của Thủ tƣớng đối với các Bộ. Trƣớc cải cách, đa phần các chính sách đƣợc các Bộ đề xuất, sau cải cách thì những chính sách quan trọng có tầm chiến lƣợc đƣợc Thủ tƣớng chỉ đạo và đề xuất.

Năm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Xu hƣớng chung khi tiến hành cải cách hành chính nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của các hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ. Xu hƣớng chung là đơn giản hóa thủ tục hành chính bởi hiện nay thủ tục hành chính ở các quốc gia trở nên quá nặng nề, phức tạo làm cản trở hoạt động quản lý Nhà nƣớc.

Nền hành chính hiện đại chú trọng nhiều hơn vào kết quả đạt đƣợc mà không quan tâm nhiều đến chu trình, phƣơng pháp vì mục tiêu quan trọng là phải đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động quản lý.

Nếu nhƣ trong nền hành chính truyền thống, cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy của Chính phủ nói riêng và bộ máy Nhà nƣớc nói chung chủ yếu làm theo nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh hành chính và làm theo các quy tắc đã có sẵn thì ngày nay cán bộ, công chức đó phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, năng động để có thể đạt đƣợc mục đích, cụ thể là hiệu quả có thể đo đếm đƣợc bằng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, lƣợn hóa, so sánh kết quả.

Sáu là tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế

Chính phủ của mỗi nƣớc phải đƣơng đầu với những vấn đề lớn lao, bao gồm y tế, an toàn, môi trƣờng, công ăn việc làm và sự cạnh tranh... những vấn đề này đang lôi cuốn các cơ quan chức năng tham gia và kể cả các thành phần khác cùng tham gia. Vì thế các kế hoạch hữu hiệu để giải quyết các vấn đề trọng đại đòi hỏi phải có đối tác và sự cộng tác thƣờng xuyên ở mọi phía, mọi cấp độ (cấp độ quốc gia, cấp độ vùng, cấp độ khu vực...).

Các vấn đề trên không phải là vấn đề của riêng ai, cho nên hợp tác và đối tác là tất yếu nhằm động viên mọi nguồn lực, phát huy hết mọi thế mạnh của từng khu vực, từng thành phần trong xã hội. Một chính phủ thành công là chính phủ biết đƣơng đầu với sự thay đổi, chấp nhận thay đổi và quản lý cho đƣợc sự thay đổi. Và trƣớc hết đến lƣợt mình chính phủ phải thay đổi chức

năng, muốn thay đổi chức năng không có con đƣờng nào khác, chính phủ phải thay đổi bộ máy, thay đổi tổ chức. Khi xác định chức năng chính là cầm lái, đòi hỏi chính phủ phải tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt vì không có lý gì bộ phận cầm lái nhiều hơn bộ phận bơi chèo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Cải cách bộ máy của Chính phủ là hoạt động của Quốc hội và Chính phủ căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hoá, khoa học hoá, hiệu suất hoá thể chế, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác, phƣơng thức quản lý để nâng cao năng suất và hiệu lực quản lý của toàn bộ hệ thống các cơ quan thuộc trong bộ máy của Chính phủ.

Từ những phân tích ở chƣơng 1 chúng ta có thể nhận thấy rằng cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ Lào là một tất yếu khách quan để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, hội nhập nền kinh tế quốc tế và trƣớc yêu cầu của cải cách hành chính.

Cải cách là nhằm tinh giảm biên chế, cắt giảm các đầu mối tránh cồng kềnh và chồng chéo nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc hoạt động quản lý nhà nƣớc theo ngành và lĩnh vực cũng nhƣ chức năng quản lý chung của Chính phủ.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách bộ máy của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)