CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANGTHAI HỘ
1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về mangthai hộ qua các thời kỳ
1.3.1. Thời kỳ phong kiến đến năm 1959
Trong giai đoạn này, cụm từ“mang thai hộ” chưa xuất hiện ở Việt Nam, nhưng
có thể xem đây là giai đoạn sơ khai hình thành mang thai hộ. Nguyên nhân chính
được cho là cơ sở dẫn đến sự hình thành mang thai hộ trong thời kỳ phong kiến chính là sự tồn tại của chếđộđa thê (nghĩa là một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ). Chế độ hôn nhân đa thê được xem là tập quán và được pháp luật thừa nhận, thể hiện qua các bộ luật của một số triều đại phong kiến Việt Nam, mãi cho đến khi Luật HNGĐ năm 1959 ra đời mới chính thức bị nghiêm cấm, cụ thểnhư sau:
Theo Bộ luật Hồng Đức – một bộ luật dưới triều Lê vào thế kỷ XV, công nhận chếđộđa thê, thông thường người đàn ông trong các gia đình khá giả sẽ có nhiều vợ. Tình trạng hôn nhân đa thê lúc bấy giờđược xem là một cách để một người nâng cao quyền lực xã hội của mình bằng cách thiết lập quan hệ hôn nhân với các gia đình
khác24. Bên cạnh đó, với quan niệm “đông con nhiều phúc”, tư tưởng trọng nam khinh nữ tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ thì chếđộđa thê là một phương pháp hữu ích giúp
gia đình đông con, đặc biệt là con trai để duy trì nòi giống và kế thừa sản nghiệp của
gia đình. Cụ thể, nếu người vợ cả hiếm muộn hoặc không sinh con trai thì người chồng có thể kết hôn với người phụ nữkhác để sinh con. Tuy vậy, có thể thấy quy
định này chỉ giải quyết vấn đề vô sinh với nguyên nhân xuất phát từngười phụ nữ mà không phải là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp người chồng vô sinh.
24 Le Xuan Tung (2016), Những khía cạnh đạo đức và pháp lý của vấn đề mang thai hộ - Các khuyến nghị cho việc điều chỉnh pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Southampton, tr. 42.
Ngoài ra, chếđộđa thê cũng được quy định trong Bộ luật Gia Long của Triều Nguyễn vào thế kỷ XIX. Bên cạnh việc kế thừa những quy định của Bộ luật Hồng
Đức, Bộ luật Gia Long còn bổsung thêm các quy định về vấn đề này làm cho chếđộ đa thê có nét tương đồng với hình thức mang thai hộ một phần. Điển hình là, Bộ luật cho phép các bên lập khếước sinh con trai để mở rộng dòng dõi. Đồng thời, Bộ luật
cũng có sự phân chia thứ bậc và quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng giữa người vợ chính thê (vợ cả), vợ lẻ và nhân tình trong việc quản lý gia đình, con cái,… Theo đó, vợ cả là người có địa vị cao nhất, có quyền đưa ra các quyết định quan trọng về việc giáo dục, lựa chọn hôn sựtrong tương lai cho những đứa con trong gia đình, bao gồm con của vợ cả, vợ lẻ và nhân tình của người chồng. Điều này ngụ ý rằng vai trò của người vợ cảđối với những đứa trẻ trong gia đình được pháp luật ghi nhận như người mẹ
thực sự cho dù những đứa trẻ này có thể không mang huyết thống của người vợ cả.
Quy định này tương tự với cách hiểu về mang thai hộ thời kỳban đầu khi chưa có sự
hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, trong đó, vai trò của người vợ cả và vợ lẻ hoặc nhân tình theo thứ tựtươngứng với người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh và người mang thai hộ.
Mặc dù việc cho phép người đàn ông được cưới nhiều vợ, cùng với đó là sự
phân chia thứ bậc, quyền hạn của những người vợđã dẫn đến sựtương đồng giữa chế độđa thê và mang thai hộ. Tuy nhiên, chỉ có thể xem chếđộđa thê là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chếđịnh mang thai hộnhư hiện nay khi hình thức hôn nhân đa thê đã bị nghiêm cấm thực hiện kể từ lúc Luật HNGĐ năm 1959 có
hiệu lực pháp luật25. Bởi vì, bản chất của mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai, sinh con giúp cho một cặp vợ chồng vô sinh. Sau khi đứa trẻđược sinh ra thì cặp vợ chồng vô sinh này được công nhận là cha, mẹ của đứa trẻvà người mang thai hộ có trách nhiệm phải giao con cho cặp vợ chồng này chăm sóc, nuôi dưỡng. Còn
đối với chếđộ đa thê, dẫu cho người vợ cả có quyền hạn và đóng vai trò như người mẹ, quyết định các vấn đề của con cái trong gia đình, nhưng thông thường pháp luật và xã hội vẫn nhìn nhận người mẹ của những đứa con này là người sinh ra chúng.