CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANGTHAI HỘ
1.4. Quy định của một số quốc gia trên thế giới về mangthai hộ
1.4.1. Pháp luật các quốc gia công nhận mangthai hộ vì mục đích nhân đạo
đạo
Điển hình cho nhóm này bao gồm các quốc gia như: Israel, Anh, Australia, Hy
Lạp, Hà Lan, Bỉ, Canada, Hồng Kông và một số bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ như: Alabbama, Alaska, Hawaii,…
Pháp luật của Israel
Israel là nước đầu tiên trên thế giới đặt mang thai hộ dưới chế định của pháp luật, các hợp đồng về mang thai hộ phải có sự chấp nhận trực tiếp từNhà nước bằng việc thông qua Luật về thai nhi vào tháng 03/1996 (Agreements Law for the Carriage
of Fetuses, 5756 - 1996)32. Năm 2018, Nhà nước Israel đã ban hành bản sửa đổi số
2 Luật về thai nhi (Agreements Law for the Carriage of Fetuses, 5778-2018) nhằm
điều chỉnh, bổ sung một số vấn đềliên quan đến mang thai hộđược quy định tại Luật vềthai nhi năm 1996, cụ thểnhư sau:
- Một là, hình thức mang thai hộ: Ở Israel pháp luật chỉ thừa nhận và bảo vệ
hình thức mang thai hộ hoàn toàn, nghĩa là phôi được hình thành bằng sự kết hợp giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ hoặc trứng được hiến tặng và tinh trùng của người chồng thông qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm33. Như vậy đứa trẻ sinh ra không mang gen di truyền của người phụ nữ mang thai hộ và chỉcó người nhờ mang thai hộ mới là người
đại diện hợp pháp của đứa trẻ. Ngoài ra, việc mang thai hộ chỉ được pháp luật cho
phép khi người mang thai hộvà người nhờ mang thai hộ có cùng một tôn giáo. Quy
định này nhằm mục đích đảm bảo tình trạng tôn giáo của đứa trẻkhi sinh ra được rõ ràng bởi lẽ, theo quy định ở Israel thì tôn giáo của đứa trẻ phụ thuộc vào tôn giáo của
người mẹ34.
- Hai là, người mang thai hộ theo quy định của Israel sẽ được giữ bí mật về
thông tin cá nhân và phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Pháp luật Israel khuyến khích
người mang thai hộlà người mẹđộc thân (góa chồng hoặc đã ly hôn). Trong một số trường hợp Hội đồng phê duyệt có thể chấp nhận người phụ nữđã kết hôn để mang thai hộ, nhưng cần được chồng của cô ấy đồng ý trước khi tiến hành ký kết hợp đồng mang thai hộ; (ii) Độ tuổi của người mang thai hộ là từ22 đến 38 tuổi; (iii) Không có mối quan hệ họ hàng với bên nhờ mang thai hộ; (iv) Đã từng sinh con tối đa 04 lần; (v) Một người có thể mang thai hộcho người khác tối đa 03 lần nhưng không quá 02
lần sinh con thành công hoặc mang thai hộ 01 lần mà không có thai sau 06 chu kỳ
chuyển phôi35.
32 Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, “Mang thai hộ trong pháp luật nước ngoài – kinh nghiệm cho việc hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình 2014”, Kỷ yếuHội thảo khoa học Những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, do Khoa Luật Dân sựTrường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 21/5/2015, tr. 167.
33“Surrogacy in Israel”, https://www.health.gov.il/English/Topics/fertility/Surrogacy/Pages/default.aspx, truy cập ngày 04/08/2021.
34Natalia Aslvarez, “Surrogacy in Israel: Law, Requisites and Filiation”, https://babygest.com/en/surrogacy- in-israel/, truy cập ngày 04/08/2021.
35 Adrian Ellenbogen, Dov Feldberg, Vyacheslav Lokshin (2021), “Surrogacy – a worldwide demand.
Implementation and ethical considerations”, Gynecological and Reproductive Endocrinology and Metabolism,
- Ba là, người nhờ mang thai hộ khi tiến hành mang thai hộ cần thỏa mãn các
điều kiện như: (i) Là cặp vợ chồng vô sinh, trong đó người vợ không có khả năng
mang thai, sinh con hoặc vì lý do sức khỏe mà không thểsinh con. Trước đây Luật vềthai nhi năm 1996 chỉ cho phép đối tượng nhờ mang thai hộ là cặp vợ chồng dị tính, và đến bản sửa đổi số 02 của Luật đã mở rộng đối tượng được phép nhờ mang thai hộđối với người phụ nữđộc thân, với điều kiện là phôi thai phải được tạo thành từ sự kết hợp giữa trứng của bản thân người phụ nữđộc thân và tinh trùng của người hiến tặng. Chính quy định này đã tạo nên làn sóng phản đối với chính sách Nhà nước của các cặp đôi đồng tính. Thông qua vụ việc kháng cáo lên Tòa án về quyền mang thai hộ của cặp đôi đồng tính nam là Etai và Yoav Arad –Pinkas vào năm 2010, năm
2020 Tòa án tối cao ởIsrael đã ban hành phán quyết chấm dứt phân biệt đối xử trong việc mang thai hộ đối với các cặp đôi đồng tính và người đàn ông độc thân và yêu cầu sửa đổi Luật trong vòng 12 tháng36. Hiện tại pháp luật Israel vẫn chưa có những
điều chỉnh liên quan đến phán quyết này của Tòa án tối cao nhưng thông qua sự kiện
này, trong tương lai, đối tượng được nhờ mang thai hộ có thểđược mở rộng cho cả
cặp đôi đồng tính và người đàn ông độc thân. (ii) Độ tuổi của người nhờ mang thai hộlà 18 đến 54 tuổi và phải cư trú tại Israel.
- Bốn là, các trường hợp mang thai hộở Israel bắt buộc phải trải qua phiên điều trần của Hội đồng phê duyệt. Các thành viên của Hội đồng phê duyệt do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tại mỗi phiên điều trần, Hội đồng phê duyệt với 07 thành viên bao gồm: 02 bác sĩđược chứng nhận là chuyên gia khoa sản, phụ khoa; 01 bác sĩlà chuyên gia được chứng nhận về nội khoa; 01 nhà tâm lý học lâm sàng; 01 nhân viên xã hội; 01 đại diện công chúng là một luật gia; 01 giáo sĩ theo tôn giáo của các bên trong thỏa thuận mang thai hộ, sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt điều kiện của các bên tham gia vào quá trình mang thai hộ. Các
trường hợp tiến hành mang thai hộ không thông qua Hội đồng phê duyệt được xem là bất hợp pháp và người nhờ mang thai hộ có thể bị truy tố, chịu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật Anh
Ở Vương quốc Anh, mang thai hộ là hợp pháp, nhưng Đạo luật Thỏa thuận mang thai hộnăm 1985 (Surrogacy Arrangements Act 1985) cấm hành vi thương mại
36 “Israel top court approves surrogacy for same-sex couples”, https://www.france24.com/en/live- news/20210711-israel-top-court-approves-surrogacy-for-same-sex-couples, truy cập ngày 04/08/2021.
hóa mang thai hộ, điều này có nghĩa là chỉ có mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo đó tại Mục 2 Chương 49 Đạo luật Thỏa thuận mang thai hộ năm 1985 và Đạo luật Thụ tinh nhân tạo và phôi năm 2008
(Human Fertilisation and Embryology Act 2008) quy định không người nào được
phép đề nghị, tham gia thương lượng hoặc soạn thảo các thỏa thuận để thực hiện mang thai hộ, ngoại trừngười nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ và các tổ chức phi lợi nhuận. Cần lưu ý rằng, chỉ có các tổ chức phi lợi nhuận được Nhà nước cho phép hoạt động mới có quyền tham gia vào quá trình mang thai hộ với vai trò là người hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên (cụ thể ở đây là người mang thai hộ và
người nhờ mang thai hộ) tiến hành thỏa thuận mang thai hộtrên cơ sở thỏa thuận của hai bên37. Các tổ chức phi lợi nhuận được cho phép hoạt động có thể kể đến như:
COTS, Surrogacy UK, Brilliant Beginnings (BB), My surrogacy Journey. Các hành
vi đăng quảng cáo tìm người mang thai hộ hoặc một người phụ nữ quảng cáo cho việc sẵn sàng mang thai hộ cho ai có nhu cầu là bất hợp pháp.
Khác với pháp luật Việt Nam, ởAnh khi đứa trẻđược sinh ra, người mang thai hộ sẽđược công nhận là mẹ của đứa trẻ, bất kể giữa cô ấy và đứa bé có quan hệ huyết thống hay không38. Nếu người mang thai hộđã kết hôn thì người chồng hoặc người bạn đời đồng tính của cô ấy sẽ là cha của đứa trẻ, trừtrường hợp người chồng, người bạn đời đồng tính của người mang thai hộkhông đồng ý39. Trong trường hợp này để người nhờ mang thai hộđược xác lập quyền cha, mẹ hợp pháp đối với đứa trẻ, đồng thời loại trừ quyền cha, mẹ của người phụ nữ mang thai hộ và chồng của cô ấy (nếu có), họ phải gửi một văn bản cho Tòa án để yêu cầu trong khoảng thời gian từ 06 tuần
đến 06 tháng kể từngày đứa trẻđược sinh ra, văn bản này được gọi là Lệnh cha mẹ
(a parental order)40. Đệ trình lên Tòa án cùng với Lệnh cha mẹ là bảng liệt kê chi tiết các khoản chi phí hợp lý mà người mang thai hộđược nhận để Tòa án xem xét và phê duyệt.
Nhìn chung các vấn đề phát sinh từ mang thai hộnhưxác định cha mẹ con, quy trình, thủ tục mang thai hộ,… được pháp luật quy định khá chi tiết. Tuy nhiên đối với
37 “Surrogacy Arrangements Act 1985”, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1985/49, truy cập ngày 05/08/2021.
38 Section 33, Human Fertilisation and Embryology Act 2008, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2008/22/pdfs/ukpga_20080022_en.pdf, truy cập ngày 05/08/2021.
39 Section 35, 42 Human Fertilisation and Embryology Act 2008, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2008/22/pdfs/ukpga_20080022_en.pdf, truy cập ngày 05/08/2021.
40 Section 54 Human Fertilisation and Embryology Act 2008, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2008/22/pdfs/ukpga_20080022_en.pdf, truy cập ngày 05/08/2021.
điều kiện của các bên khi tham gia vào việc mang thai hộ thì cảĐạo luật Thỏa thuận mang thai hộnăm 1985 và Đạo luật Thụ tinh nhân tạo và phôi năm 2008 chưa thật sự quy định cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua các quy định về Lệnh cha mẹ tại Mục 54 Đạo luật Thụ tinh nhân tạo và phôi năm 2008, ta có thể rút ra một số điều kiện của người nhờ mang thai hộ, còn đối với người mang thai hộ thì ngoài điều kiện tự nguyện thì các điều kiện khác như vềđộ tuổi, kinh nghiệm sinh sản,… thì hầu như
không yêu cầu. Theo đó người nhờ mang thai hộ cần đáp ứng các điều kiện sau: (i) Là cặp vợ chồng dị tính đã đăng ký kết hôn, cặp đôi đồng giới hoặc hai người sống với nhau như bạn đời trong một mối quan hệgia đình lâu dài nhưng không có quan
hệ họ hàng với nhau. Điều này có nghĩa là người độc thân không được phép tiến hành mang thai hộ. (ii) Độ tuổi từđủ 18 tuổi trởlên. (iii) Đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ
phải mang gen di truyền của ít nhất một người trong cặp đôi nhờ mang thai hộ. (iv) Trong cặp đôi nhờ mang thai hộ phải có ít nhất một người cư trú tại Anh.
Pháp luật Úc
Úc là một trong những quốc gia chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nghĩalà người phụ nữmang thai, sinh con giúp cho người khác trên tinh thần tự
nguyện và vì lòng vị tha, họ vẫn được nhận khoản thanh toán các hóa đơn y tế và khoản chi phí hợp lý khác từ người nhờ mang thai hộ, nhưng không vượt quá các khoản chi tiêu nêu trên. Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là tội phạm hình sự. Ở Úc không có đạo luật chung về mang thai hộ áp dụng cho toàn bộ các bang, mà mỗi bang sẽ tự ban hành pháp luật để điều chỉnh vấn đề này, ví dụ như:
Lãnh thổ Thủ đô Úc với Luật Huyết thống năm 2004 (Parentage Act 2004); bang New Souhth Wales ban hành Đạo luật Mang thai hộnăm 2010 (Surrogacy Act 2010); Đạo luật Mang thai hộ năm 2019 (Surrogacy Act 2019) của bang Nam Úc;… trong đó chỉ có Lãnh thổ phía Bắc là vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật đểđiều chỉnh về
mang thai hộ. Điều này dẫn đến sự chuyển giao quyền cha mẹ từngười mang thai hộ sang người nhờ mang thai hộ không thể thực hiện được. Trước tình hình đó, vào ngày
31/03/2022, chính quyền Lãnh thổ phía Bắc đã ban hành Dự luật Mang thai hộ năm
2022 (The Surrogacy Bill 2022)41. Mặc dù cùng quy định các vấn đềcơ bản trong chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như: Điều kiện về chủ thể (bao gồm độ tuổi, tình trạng hôn nhân, cư trú,…); quy trình xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhờ
41“Northern Territory Surrogacy Laws”, https://sarahjefford.com/northern-territory-surrogacy-laws/, truy cập ngày 08/05/2022.
mang thai hộvà đứa trẻ; thỏa thuận mang thai hộ,… nhưng tùy theo đặc điểm, cách nhìn nhận của mỗi bang mà pháp luật giữa các bang vềcơ bản cũng có sự khác biệt, cụ thểnhư sau:
- Thời điểm xác lập quan hệ cha mẹ, con: Cũng như pháp luật của nước Anh, trong việc xác định mối quan hệ cha mẹ con, pháp luật các bang ở Úc hầu hết đều thống nhất xác định người mang thai hộ và chồng của cô ấy (nếu cô ấy đã kết hôn) là cha mẹ của đứa trẻ sinh ra bằng biện pháp mang thai hộ. Trong trường hợp này, để
xác lập quyền cha mẹ của mình đối với đứa trẻ, người nhờ mang thai hộ bắt buộc phải nộp văn bản yêu cầu Tòa án xem xét, văn bản này được gọi là Lệnh cha mẹ. Nhưng
về thời điểm người nhờ mang thai hộđược nộp Lệnh cha mẹ giữa các bang sẽ có sự
khác biệt, chẳng hạn: Đối với Lãnh thổ Thủđô Úc quy định thời điểm nộp là từ 06 tuần đến 06 tháng sau khi đứa trẻ sinh ra42; Còn đối với bang New South Wales là từ 30 ngày đến 06 tháng kể từngày đứa trẻ sinh ra43; Từ30 ngày đến 12 tháng kể từ lúc
đứa trẻ sinh ra là khoảng thời gian yêu cầu theo pháp luật của bang Nam Úc44,…
- Chủ thể mang thai hộ: Hầu hết các bang đều đặt ra các điều kiện vềnhóm đối
tượng được phép mang thai hộ, độ tuổi phù hợp, tình trạng hôn nhân và con cái, cư trú, tư vấn y tế, pháp lý nhằm yêu cầu cảngười mang thai hộvà người nhờ mang thai hộ phải đáp ứng trước khi thực hiện mang thai hộ. Điển hình như: Đạo luật Mang thai hộnăm 2019 của bang Nam Úc quy định người nhờ mang thai hộ cần đáp ứng các
điều kiện sau: (i) Vợ chồng vô sinh, cặp đôi đồng tính nam, cặp đồng tính nữ, người
độc thân, trong đó người phụ nữ không thể tựmình mang thai và sinh con đều có thể
nhờ mang thai hộ; (ii) Độ tuổi từ 25 tuổi trở lên và không bị mất hoặc hạn chếnăng
lực hành vi dân sự; (iii) Là công dân Úc hoặc thường trú nhân ở Úc và có ít nhất
người phải cư trú tại bang Nam Úc vào thời điểm thỏa thuận mang thai hộ được ký kết; (iv) Đã được tư vấn pháp lý trước khi tiến hành mang thai hộ; (v) Người nhờ
mang thai hộ phải cung cấp cho người mang thai hộ bản báo cáo lịch sử phạm tội (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền ở Úc ban hành. Còn đối với người mang thai hộ
thì: (i) Phải từ 25 tuổi trở lên và không bị mất hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự; (ii) Là công dân Úc hoặc thường trú nhân ở Úc; (iii) Đã được tư vấn pháp lý trước khi trở thành người mang thai hộ; (iv) Không được đang mang thai tại thời điểm ký kết thỏa thuận mang thai hộ; (v) Người mang thai hộ cần cung cấp cho người nhờ
42 Section 25 Parentage Act 2004.
43 Section 16 Surrogacy Act 2010.
mang thai hộ bản báo cáo lịch sử phạm tội (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền ở Úc ban hành45. Ởbang Tasmania, điều kiện về chủ thểđược quy định tại Đạo luật Mang thai hộnăm 2012. Theo đó, người nhờ mang thai hộ cần thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Chủ thể có quyền nhờ mang thai hộ bao gồm: Cặp vợ chồng dị tính; cặp đôi đồng tính nữ; cặp đôi đồng tính nam; người đàn ông độc thân; người phụ nữđộc thân. Bởi vì pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên trong các đối tượng
được phép thực hiện mang thai hộ trên, trừ cặp đôi đồng tính nam và người độc thân
nam thì người phụ nữ trong ba đối tượng còn lại phải là người không có khả năng
mang thai, sinh con vì lý do y tế hoặc vì mắc một số chứng bệnh nếu mang thai sẽ
nguy hiểm đến tính mạng của đứa trẻvà người mẹ46; (ii) Độ tuổi của người nhờ mang thai hộ là tử 21 tuổi trởlên; (iii) Đang cư trú tại bang Tasmania; (iv) Đã được tư vấn
trước khi tiến hành mang thai hộ. Đồng thời các điều kiện đối với người mang thai hộlà: (i) Độ tuổi từ 25 tuổi trởlên; (ii) Người mang thai hộđã từng mang thai và sinh con và hiện có ít nhất 01 người con; (iii) Đang cư trú tại bang Tasmania; (iv) Đã được
tư vấn trước khi tiến hành mang thai hộ47. Các điều kiện của người mang thai hộ và
người nhờ mang thai hộ của bang New South Wales được quy định tại Mục 25, 27,
29, 30, 32 Đạo luật mang thai hộnăm 2010, cụ thể: Đối với người nhờ mang thai hộ: (i) Cặp vợ chồng dị tính, cặp đôi đồng tính nam, cặp đôi đồng tính nữ, người độc thân không thểmang thai và sinh con được vì lý do y tế hoặc vì bệnh lý nếu mang thai sẽ