Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 2014

Một phần của tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANGTHAI HỘ

1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về mangthai hộ qua các thời kỳ

1.3.2. Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 2014

Trong giai đoạn này, pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi nhất định đối với chếđịnh mang thai hộ, từ việc bỏngõ không có quy định về vấn đề này trong suốt

25Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với

khoảng thời gian từnăm 1959 đến năm 2002, đến quy định cấm thực hiện mọi hình thức mang thai hộkéo dài trong hơn một thập kỷ (2003 – 2014) và cuối cùng là cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vẫn còn có hiệu lực đến ngày nay. Lý giải về sựthay đổi này, tác giả cho rằng chủ yếu là do nhu cầu thực tế của xã hội và sự

phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là việc vận dụng phương pháp thụ tinh trong

ống nghiệm lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1997.

Vào năm 2000, trường hợp mang thai hộ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên được thực hiện giữa các thành viên trong gia đình và được pháp luật thừa nhận26. Trong giai đoạn này pháp luật chưa điều chỉnh quan hệ mang thai hộnên trường hợp này đã gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan nhà nước khi xác định mối quan hệ cha mẹ - con cũng như làm nổi lên làn sóng tranh cãi về việc có nên hợp pháp hóa mang thai hộhay không. Trước tình hình đó, ngành y đã tiên phong trong

quá trình tìm kiếm câu trả lời thích đáng cho câu hỏi này, cụ thểvào năm 2002 Bộ Y tếđã tổ chức hội thảo toàn quốc với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế, pháp luật. Lúc bấy giờ có hai luồng quan điểm trái ngược nhau, trong đó một số

chuyên gia bày tỏ ý kiến quan ngại về việc mang thai hộ sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến giá trịvăn hóa, xã hội và phản đối hợp pháp hóa mang thai hộ tại Việt Nam. Bên cạnh đó một số chuyên gia y tế tham dự hội nghị lại ủng hộ việc mang thai hộ vì

đây là cơ hội cuối cùng nếu không muốn nói là duy nhất để giúp các cặp vợ chồng vô

sinh có được đứa con của mình sau khi các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác không có hiệu quả. Qua quá trình thảo luận và xem xét, cuối cùng Luật HNGĐ năm 2000

vẫn không có quy định về mang thai hộ. Tuy nhiên, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP

quy định: Nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Đây

là lần đầu tiên thuật ngữ “mang thai hộ” chính thức được đề cập và ghi nhận trong một văn bản quy phạm pháp luật. Đối với hành vi vi phạm thì mức phạt được quy

định tại khoản 2 Điều 32 Nghịđịnh số45/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

06 tháng 4 năm 2005 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vưc y tế như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mang thai hộ. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian áp dụng Nghị định số45/2005/NĐ-CP, nhận thấy tình trạng mang thai hộ bất hợp pháp ngày càng nhiều và thực hiện với nhiều cách thức khác nhau, mức phạt này được nâng lên thành từ60.000.000 đồng

đến 80.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định số

176/2013/NĐ-CP của Chính phủngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế27.

Theo tác giả, quy định cấm mang thai hộ tại thời điểm lúc bấy giờ là hợp lý và thể hiện sự cẩn trọng của nhà lập pháp đối với vấn đề phức tạp như mang thai hộ, bởi

vì các phương pháp hỗ trợ sinh sản nói chung hay thụ tinh trong ống nghiệm nói riêng là những thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực y tếđã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm

nhưng lại là điểm mới tại Việt Nam và cần phải được điều chỉnh trong khuôn khổ

pháp luật. Cho nên, chúng ta phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này và cần có thời gian đểđánh giá khảnăng áp dụng trên thực tếcũng như ứng dụng

phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vào mang thai hộđể hoàn thiện quy định của pháp luật.

Sau khi Nghị định số 12/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, các vấn đề xoay quanh chếđịnh mang thai hộ vẫn tiếp tục là đề tài thu hút sự quan tâm của dư luận

đồng thời cũng là nội dung được đưa ra thảo luận tại nhiều cuộc họp, hội thảo, dự

thảo luật, có thể kểđến như: Tại cuộc tranh luận vào ngày 19/11/2004, Quốc hội đã

thảo luận vềquy định mang thai hộvà đề xuất ghi nhận các quy định về mang thai hộ vào Bộ luật dân sựnăm 2005 hay khi xây dựng Dự thảo Luật Phòng chống buôn

bán người vào năm 2011 cũng có ý kiến cho rằng nên đưa các quy định về mang thai hộ vào dự luật này với lập luận rằng: Trẻ em sinh ra từ mang thai hộ có thể bị lạm dụng cho các mục đích trái pháp luật như buôn bán các bộ phận cơ thểngười28. Nhưng

cuối cùng các nhà lập pháp cho rằng thời điểm này còn khá sớm để hợp pháp hóa mang thai hộ. Do đó, trong xã hội bấy giờ tồn tại những mâu thuẫn, căng thẳng giữa pháp luật và nhu cầu xã hội về mang thai hộ.

Trải qua hơn 01 thập kỷ cấm mang thai hộ (từnăm 2003 đến năm 2014), trước nhu cầu mang thai hộ trong thực tế xã hội có xu hướng ngày càng tăng, mặt khác, với việc vận dụng thông thạo những thành tựu trong y khoa, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, mang thai hộ một lần nữa được đề xuất ghi nhận trong dự

thảo sửa đổi Luật HNGĐ năm 2000. Nhìn chung có hai quan điểm tồn tại:

Quan điểm thứ nhất là đồng ý hợp pháp hóa mang thai hộ với các luận điểm

được đưa ra như sau:

27Tính đến thời điểm hiện tại, Nghịđịnh số176/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực.

- Thứ nhất, việc cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn

sâu sắc đối với các cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con do sức khỏe bất

thường của người mẹ hoặc một số bệnh lý khác mặc dù đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhiều lần những đều thất bại. Nếu pháp luật tước đi hy vọng duy nhất này thì phải chăng đã phủ nhận quyền được tự do sinh sản, quyền được mưu cầu hạnh phúc của con người được ghi nhận trong Hiến pháp.

- Thứ hai, trong thời gian qua, mặc dù mang thai hộ bị cấm nhưng tình trạng mang thai hộ, “đẻthuê”, vẫn âm thầm diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và Nhà

nước rất khó khăn trong việc tìm kiếm và áp dụng các biện pháp để xử lý hậu quả của việc đẻ thuê, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những trẻ em sinh ra từ mang thai hộ trái pháp luật. Mặt khác mang thai hộ có thể bị “biến

tướng” thành thương mại hóa và gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội nên việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là phù hợp với tình hình hiện tại, giảm thiểu những tác động tiêu cực của mang thai hộ, thà là đành “vẽ đường cho hươu

chạy”, còn hơn là để“hươu chạy lung tung”29.

Ngược lại, quan điểm thứ hai lại cho rằng không nên hợp pháp hóa mang thai hộ, bởi mang thai hộ là một vấn đề xã hội – pháp lý phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu cho xã hội, mặt khác cũng không phù hợp với văn hóa và nhận thức về

mối quan hệ mẹ - con từxưa đến nay, cụ thểnhư sau:

- Dưới góc độ văn hóa: Trong tiềm thức của người Việt, một trong những yếu tố xác định quan hệ cha mẹ con chính là mối quan hệ huyết thống và quan hệ tình cảm giữa mẹcon được hình thành và phát triển từ trong bụng mẹ, được thể hiện qua các thành ngữmà ông cha ta đã lưu truyền qua nhiều thế hệnhư: “Cha sinh, mẹđẻ”, “mang nặng đẻ đau”. Trong quá trình mang thai giữa con cái và người mẹ sẽ hình thành mối liên kết đặc biệt về thể chất lẫn tình cảm, thông qua quá trình chuyển giao chất dinh dưỡng từ mẹđểnuôi dưỡng đứa trẻ. Hơn nữa khoa học đã chứng minh, cho

dù đứa bé sinh ra nhờ mang thai hộkhông được thụ thai từ noãn của người mang thai hộ, song trong quá trình mang thai, tâm lý, tình cảm của người mang thai hộ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của đứa trẻkhi được sinh ra. Khi tách rời mối ràng buộc đặc biệt giữa người mẹ và đứa trẻ sinh ra thông qua việc mang thai hộ sẽ đi ngược lại với quan niệm xã hội, nhận thức của người Việt Nam về tình mẫu tử. Mặt

29 Chế MỹPhương Đài, “Chếđịnh mang thai hộ theo dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Kỷ yếuHội thảo khoa học về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung, do Khoa Luật Dân sựTrường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2013, tr. 100.

khác, nếu như nói mang thai hộ có ý nghĩa nhân đạo với người không mang thai và

sinh con được, nhưng có thể là không nhân đạo đối với người mang thai hộ và đứa trẻ, đó là nội dung ý kiến phát biểu của một sốđại biểu Quốc hội30.

- Cuối cùng, dưới góc độ pháp lý: Có ý kiến cho rằng “Việc quy định trẻ em là

đối tượng của hợp đồng trong thỏa thuận mang thai hộđương nhiên biến trẻ em thành hàng hóa giao dịch thì liệu ý nghĩa nhân đạo có còn tồn tại hay không?”31. Bên cạnh

đó mang thai hộ có khảnăng sẽ bịthương mại hóa, gây ra tình trạng bóc lột sức khỏe

người phụ nữ và xem trẻem như hàng hóa.

Do còn nhiều ý kiến tranh luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội. Kết quảthu được là: 59,1% (237/401) đại biểu tán thành với việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và 39,9% (160/401) đại biểu bỏ phiếu không tán thành bổ sung quy định này vào dự thảo Luật Hôn nhân và gia

đình. Ngày 19 tháng 6 năm 2014 Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 với nhiều điểm mới, và một trong những

điểm mới đó là chếđịnh mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là lần đầu tiên pháp luật Việt Nam hợp pháp hóa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể các nhà lập

pháp đã dành từĐiều 94 đến Điều 100 Luật HNGĐ năm 2014 đểquy định các vấn

đề liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như điều kiện mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quá trình mang thai hộ,... Bên cạnh

đó, nhằm hướng dẫn rõ hơn các điều kiện của các chủ thể khi tham gia quan hệ này,

cũng như thuận lợi hơn trong quá trình thi hành chếđịnh mới này trong thực tế, ngày

28 tháng 01 năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

So với một số quốc gia khác trên thế giới như Anh, Ấn Độ, Mỹ, Israel, Hà

Lan,… quy định điều chỉnh về mang thai hộở Việt Nam hình thành muộn hơn, nhưng đó là sự tiến bộ đáng ghi nhận của Đảng và Nhà nước trong nỗ lực hoàn thiện hệ

thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì

dân, đảm bảo quyền con người, hòa nhập với xu hướng chung của pháp luật thế giới.

30 Chế MỹPhương Đài (29), tlđd, tr. 99.

Một phần của tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)